Đề xuất quy định phụ cấp giáo viên từ 25% đến 100%
Theo dự thảo, mức phụ cấp cho nhà giáo được đề nghị quy định từ mức 25% đến 100% tùy thuộc vào đối tượng, khu vực nhà giáo đang công tác.
Phụ cấp thấp nhất (25%) áp dụng với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các mức 30-40% áp dụng với nhà giáo trực tiếp giảng dạy trong các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm. Mức phụ cấp dao động tùy theo nhà giáo công tác ở vùng thuận lợi hay khó khăn.
Riêng nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường tiểu học ở các xã khu vực I, khu vực II thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hưởng mức phụ cấp 50%.
Ở cấp mầm non, phụ cấp nhà giáo trong các cơ sở công lập được đề xuất là 70% và mức 100% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo dự thảo tờ trình trên, việc điều chỉnh phụ cấp đối với giáo viên mầm non được thực hiện căn cứ vào Luật giáo dục 2019 chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên mầm non là cao đẳng, giáo viên mầm non hạng III hưởng theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ công chức loại A0 có hệ số lương từ 2,10 đến 4,89.
Với mức phụ cấp 35%, thu nhập giáo viên mầm non thấp hơn nhiều so với giáo viên các cấp học khác có cùng thời gian công tác. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án quy định mức phụ cấp đối với giáo viên mầm non, cụ thể là: nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non đang hưởng mức 35% và mức 50%, lên mức 70%; giáo viên mầm non đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hưởng mức 100%.
Với mức đề xuất này, có khoảng 200.000 giáo viên mầm non thuộc đối tượng điều chỉnh.
100% học sinh phổ thông phải đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông là một trong nhiều nội dung đáng chú ý được nêu trong Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030.
Sáng 22/12, Ban Dân tộc thành phố phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Đảng ủy khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số Thủ đô xuất sắc, tiêu biểu năm học 2023 - 2024.
Sáng ngày 21/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 với chủ đề: Nhà trường, nhà giáo Hà Nội phát huy truyền thống "hai tốt" tiếp tục đổi mới, sáng tạo để giáo dục đào tạo Thủ đô là trung tâm giáo dục lớn tiêu biểu của cả nước.
Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp. Mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học là một giáo án, bài giảng phù hợp để tăng tính hấp dẫn đối với các em.
Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.
Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.
0