Đề xuất thêm gói tín dụng phát triển nhà ở xã hội

Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ nguồn vốn đối với việc phát triển nhà ở xã hội, mới đây, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi.

Theo đó, Bộ đề xuất gói vay ưu đãi 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, áp dụng trong 5 năm. Gói này nằm trong khoản ngân sách 500.000 tỷ đồng mà Bộ Xây dựng ước tính cần có để thực hiện Đề án Xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH) của Chính phủ trong giai đoạn 2021-2030.

Theo dự thảo Nghị quyết, để đảm bảo gói tín dụng 100.000 tỷ đồng được triển khai liên tục và hiệu quả, ngân sách Nhà nước mỗi năm cần bố trí khoảng 16.500 tỷ đồng cho các năm 2025-2029 và khoảng 17.500 tỷ đồng cho năm 2030.

Chính phủ cần giao cho Bộ Tài chính rà soát, đánh giá khả năng phát hành trái phiếu Chính phủ để có vốn cấp cho Ngân hàng Chính sách Xã hội. Từ đó, tạo nguồn vốn cho ngân hàng này cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa NƠXH.

Khi Nghị quyết được ban hành, gói tín dụng này dự kiến sẽ được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 100/2024 (về hướng dẫn triển khai Luật Nhà ở 2023). Người dân có thể vay vốn với hạn mức tối đa 80% giá trị hợp đồng. Trường hợp xây mới, sửa chữa nhà ở, mức vay tối đa là 70% và không quá một tỷ đồng. Lãi suất bằng mức cho vay với hộ nghèo được Thủ tướng quy định trong từng thời kỳ, với thời hạn vay tối đa 25 năm.

Đề xuất triển khai gói vay 100.000 tỷ đồng kể trên của Bộ Xây dựng được đưa ra trong bối cảnh giá nhà ở nói chung và NƠXH nói riêng đang có dấu hiệu tăng nóng ở hầu hết các địa phương, vượt quá khả năng tài chính của đa số người nghèo và người thu nhập thấp. Trong khi đó, các chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng đối với cả chủ đầu tư NƠXH và người mua nhà đều đang gặp khó khăn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn đề nghị 9 ngân hàng thương mại khẩn trương triển khai gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội.

Trong năm 2024, nhu cầu đầu tư bất động sản phục hồi khoảng 40%. Nhà đầu tư có tâm lý thận trọng hơn trước tình trạng chung cư tăng giá mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn lượng lớn nhà đầu tư có tâm lý đầu cơ, 'lướt sóng' chung cư ngắn hạn, bất chấp những rủi ro của thị trường khi giá bất động sản đang ở mức cao nhất lịch sử.

Trong giai đoạn 2021 - 2030, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng từ 69.700 đến 93.000 căn nhà ở xã hội. Tính đến nay, thành phố đang triển khai 10 dự án, trong đó 6 dự án đã hoàn thành và 4 dự án đang thi công, với tổng số gần 6.000 căn hộ.

Trong khi thị trường bất động sản đang lệch pha khi chủ yếu là nhà ở cao cấp, thiếu hụt nhà ở thương mại vừa tiền và nhà ở xã hội. Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ trong đó kiến nghị bổ sung quy định cho phép UBND cấp tỉnh chấp thuận thí điểm dự án nhà ở thương mại có giá phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân.

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 31,6 ha; bao gồm 23 công trình chung cư.

Sau gần 14 tiếng đồng hồ, phiên đấu giá 26 thửa đất tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai đã thành công. Thửa có giá trúng cao nhất là 76,7 triệu đồng/m2, gấp khoảng 16 lần giá khởi điểm và thấp nhất là 40,7 triệu đồng/m2.