Đề xuất ưu đãi về thuế cho cơ quan báo chí
Theo dự thảo, Chính phủ đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5% so với hiện nay, về mức 15%. Riêng báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức thuế ưu đãi 10% như quy định hiện hành. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng mức giảm này chưa phù hợp do đa số các cơ quan báo chí đang gặp khó khăn về doanh thu, đặc biệt trong trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các nền tảng số như Google, Facebook, và nguồn thu từ quảng cáo của báo chí ngày càng giảm.
Đại biểu Thạch Phước Bình, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, cho rằng, hiện nay, cơ quan báo chí hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận, phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và giáo dục thay vì mục tiêu kinh doanh nhưng vẫn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp 20% như các doanh nghiệp thông thường. Điều này gây áp lực tài chính lớn, đặc biệt khi nguồn thu từ quảng cáo ngày càng giảm do cạnh tranh với các nền tảng số. Bên cạnh đó, Luật Thuế hiện tại chưa có quy định riêng cho cơ quan báo chí, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất như doanh nghiệp thông thường mà không xét đến vai trò đặc biệt của báo chí trong hệ thống chính trị và xã hội.
Đại biểu Thạch Phước Bình đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% hoặc thấp hơn đối với phần thu nhập từ hoạt động ngoài nhiệm vụ chính trị như quảng cáo, tổ chức sự kiện; đồng thời miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản tài trợ, viện trợ cho cơ quan báo chí để tạo nguồn lực hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chính trị và truyền thông. Ngoài ra, đại biểu đề xuất tách biệt rõ ràng giữa thu nhập từ hoạt động tuyên truyền, nhiệm vụ chính trị được miễn thuế, thu nhập từ các hoạt động kinh doanh thì hưởng ưu đãi thuế suất thấp.
"Cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các cơ quan báo chí địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và khả năng tự chủ tài chính thấp hoặc rất thấp. Xây dựng cơ chế kê khai thuế đơn giản, ưu tiên hỗ trợ các cơ quan báo chí trong việc xác định thu nhập chịu thuế và áp dụng các ưu đãi. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai và quyết toán thuế để giảm gánh nặng hành chính cho cơ quan báo chí", đại biểu Thạch Phước Bình đề xuất.
Nêu thực trạng báo chí hiện nay hoạt động rất khó khăn, các cơ quan báo chí ngoài việc phải cạnh tranh với nhau, còn phải cạnh tranh về quảng cáo với các nền tảng số, đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, đề nghị đưa báo chí vào dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ để được ưu đãi về thuế.
Đồng quan điểm, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên, nêu thực trạng hoạt động của các cơ quan báo chí đang đứng trước nhiều khó khăn, có nhiều bài toán cần giải quyết. Các cơ quan báo chí đứng trước sức ép phải cạnh tranh thông tin trên mạng xã hội và các nguồn thông tin khác, đòi hỏi chất lượng thông tin báo chí phải tốt hơn, đầu tư công sức nhiều hơn. Đại biểu nêu ra nghịch lý các nhà báo phải làm việc sớm tối, bất kể giờ giấc để kịp thời đưa tin tức cho độc giả, nhưng thu nhập lại ngày càng giảm. Đây là tâm tư chung của nhiều phóng viên yêu nghề.
Để đảm bảo cho các cơ quan báo chí ổn định hoạt động, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa đề nghị Ban soạn thảo dự án luật nghiên cứu "có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa cho các cơ quan báo chí", không chỉ giảm thuế xuống 10% với tất cả các loại hình báo chí mà có thể nghiên cứu giảm xuống 5%. "Anh em báo chí rất trông đợi vào lần này. Việc giảm thuế là sự động viên rất quan trọng. Khi giảm thuế, chúng ta lại tăng được giá trị thông tin và niềm tin của xã hội, công chúng, góp phần đấu tranh với các thông tin xấu độc, định hướng giá trị thông tin xứng tầm với vị thế của đất nước", đại biểu Đỗ Chí Nghĩa nhấn mạnh.
Các đại biểu cũng đề xuất xây dựng cơ chế kê khai thuế đơn giản, ưu tiên hỗ trợ các cơ quan báo chí trong việc xác định thu nhập chịu thuế và áp dụng các ưu đãi. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai, giải quyết đóng thuế để giảm gánh nặng hành chính cho cơ quan báo chí. Việc xem xét giảm thuế với cơ quan báo chí, theo các đại biểu, sẽ là sự động viên mạnh mẽ với các cơ quan báo chí, tăng niềm tin, tăng giá trị văn hoá, tăng sự nhiệt huyết, yêu nghề, tự tin, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.
Sau 1 tuần Nghị định 168/2024 có hiệu lực, Hà Nội đã xử lý 5.654 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 14 tỷ đồng, tạm giữ 1.679 phương tiện, tước 190 giấy phép lái xe các loại, có 631 trường hợp bị trừ điểm giấy phép lái xe.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã thông tin về tình hình tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết năm 2025, trong đó, bình quân thưởng Tết Nguyên đán toàn quốc là 7,7 triệu đồng.
Sáng nay (9/1), Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài; Phó Bí Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ.
Thực hiện Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chỉ trong tuần đầu tiên của năm mới, nhiều tài xế đã bị phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe. Tuy nhiên, làm thế nào để phục hồi điểm giấy phép lái xe vẫn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.
Năm 2024, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 226.000 lao động, tăng 11.600 việc làm mới so với năm 2023.
Tròn 75 năm ghi dấu phong trào sinh viên và kỷ niệm ngày thành lập Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), những câu chuyện của các sinh viên xếp bút nghiên, thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh vì chủ quyền dân tộc luôn được trao truyền, tiếp nối tới thế hệ trẻ hôm nay.
0