Đề xuất xử lý hình sự với hành vi mua bán thai nhi
Theo các đại biểu Quốc hội, Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) cần quy định hành vi mua bán thai nhi là mua bán người. Bởi việc không quy định rõ ràng sẽ tạo kẽ hở gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội.
Đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, nêu ý kiến: “Công ước quốc tế đã quy định bảo vệ trẻ em bao gồm cả thai nhi. Việc buôn bán thai nhi có thể xem là hình thức vi phạm nghiêm trọng quyền con người và quyền trẻ em. Việc bổ sung quy định là cần thiết, ngăn chặn từ xa các hành vi vô đạo đức, bảo vệ sự án toàn của thai nhi và bà mẹ mang thai khỏi những cưỡng bức ép buộc bán con”.
Hiện, xuất hiện tình trạng mua bán người là nam giới để cưỡng bức lao động trên các tàu cá. Theo một số đại biểu, cần bổ sung quy định cụ thể hỗ trợ nạn nhân trên cơ sở đáp ứng nhu cầu giới.
Đại biểu Trần Khánh Thu - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, cho hay: “Các dịch vụ hỗ trợ mới chỉ tập trung vào nạn nhân nữ bị mua bán qua biên giới làm vợ hoặc làm mại dâm, còn những nhóm có nguy cơ khác như nam công nhân làm việc tại các công trường xây dựng, dịch vụ, đánh bắt hải sản hoặc những người bị mua bán trong nội địa thường ít nhận được sự quan tâm hơn. Vì vậy, để bảo đảm đầy đủ quyền của nạn nhân bị mua bán, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung những quy định cụ thể về việc thành lập, quản lý, vận hành những cơ sở tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân trên cơ sở đáp ứng nhu cầu giới, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ”.
Một số đại biểu Quốc hội đề xuất đưa phòng chống buôn bán người vào nội dung chương trình dạy học bắt buộc. Nhiều ý kiến cũng cho rằng dự thảo luật cần bổ sung quy định bảo vệ trẻ em là nạn nhân của các vụ buôn bán người được sinh ra ở nước ngoài, đồng thời nghiên cứu cụ thể chính sách tín dụng dành cho nạn nhân bị mua bán.
Đầu giờ sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 94,25%. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) có 9 chương, 152 điều với nhiều nội dung có tính chất đột phá, tiệm cận với quốc tế. Luật cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, còn việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án công bố quyết định.
Sáng 15/11, Ban Dân vận Trung ương tổ chức công bố quyết định của Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Quang Đức - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Hà Nội đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường.
Hà Nội sẵn sàng hợp tác y tế chất lượng cao cũng như củng cố các lĩnh vực hợp tác hiện tại với Nhật Bản. Đây là nội dung đáng chú ý tại buổi tiếp của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh với đại diện Tập đoàn IWH và Đoàn đại biểu tỉnh Kanagawa của Nhật Bản ngày 15/11.
Sáng 15/11, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Sáng 14/11 (theo giờ Peru), tức chiều tối 14/11 (theo giờ Việt Nam), trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024, Chủ tịch nước Lương Cường, với tư cách là khách mời chính, đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024.
Nhân dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp đoàn Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ - APEC.
0