Đền Voi Phục, nơi in đậm nét văn hóa Thăng Long xưa

Là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, làm một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, Đền Voi Phục không chỉ có giá trị về kiến trúc nghệ thuật mà còn là địa chỉ sinh hoạt văn hóa tâm linh được nhiều người dân Hà Nội tin kính.

Đền Voi Phục được xây dựng vào thời Lý năm 1065, là trấn Tây kinh thành Thăng Long. Trong lịch sử hơn 1000 năm, Đền gắn liền với những sự tích lịch sử và câu chuyện huyền bí về hoàng tử Linh Lang, người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống.

Đền Voi Phục được xây dựng vào thời Lý năm 1065, là trấn Tây kinh thành Thăng Long
 Đền gắn liền với những sự tích lịch sử và câu chuyện huyền bí về hoàng tử Linh Lang

Đền Voi Phục còn có tên gọi khác là Đền Voi Phục Thủ Lệ, bởi ở Hà Nội còn có đền Voi Phục Thụy Khuê. Mang trong mình giá trị văn hóa, tâm linh đặc biệt của người dân Hà thành, kiến trúc truyền thống và không gian yên bình của Đền là điểm thu hút du khách tới tham quan, để hiểu hơn về lịch sử của Thăng Long, Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đình Kim Ngân được xây dựng từ thời Hậu Lê, thờ ông tổ bách nghệ tức là ông tổ trăm nghề Hiên Viên.

Đền Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết về Thánh Gióng - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian.

Trấn Vũ Quán hay còn gọi là đền Quán Thánh, từ xưa đã nổi danh trấn Bắc trong “Thăng Long tứ trấn” của đất kinh kỳ.

Chèo tàu Tổng Gối không thuộc hệ thống những làn điệu chèo truyền thống mà là nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Tân Hội, có lề lối hát riêng, văn hóa riêng.

Được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, đình Chu Quyến mang lối kiến trúc thời Hậu Lê, nổi tiếng là công trình nghệ thuật đỉnh cao về chạm khắc gỗ.

Sau hơn một thế kỷ chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của Hà Nội, cầu Long Biên ngày nay là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô.