Dẻo thơm bánh dày Quán Gánh

Làng bánh dày Quán Gánh, thuộc thôn Thượng Đình, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, có khoảng 50 hộ theo nghề làm bánh dày truyền thống.
Ngày nắng cũng như ngày mưa, những gia đình theo nghề làm bánh dày Quán Gánh tất bật với công việc làm bánh quen thuộc.
Để làm được mẻ bánh dày, người thợ không thể làm một mình, mà cần đến sự trợ giúp của nhiều người.
Các nguyên liệu làm bánh dày Quán Gánh từ xưa đến nay vẫn như thế. Đó là sự kết hợp giữa xôi nếp thơm ngon, nhân đỗ xanh, thịt lợn...
...và không thể thiếu những chiếc lá dong tươi xanh.
Những chiếc là được người thợ làm bánh rửa cẩn thận.
Những người thợ nặn từng chiếcbánh.
Những chiếc bánh dày nhân ngọt thường xuất hiện trong các mâm cỗ đám cưới.
Đi dọc trên đường quốc lộ 1 đến cửa ngõ vào nội thành Hà Nội, san sát nhà bày bán bánh dày, bán cho khách qua lại trên con đường này.
Dù ngày nay ẩm thực Hà Nội đã phong phú hơn, nhiều người vẫn tìm bánh dày Quán Gánh...
... bởi hương vị vẫn được những người thợ làm bánh gìn giữ qua bao năm tháng.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.