Dệt may Việt Nam hưởng lợi khi Bangledesh bất ổn

Việt Nam đã vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ, hầu hết doanh nghiệp đã có đơn hàng đến quý IV.

6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh ngành dệt may Bangladesh gặp khó do tình trạng bất ổn ở nước này vẫn tiếp diễn, dự báo ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ sẽ được hưởng lợi nhờ dịch chuyển dòng đơn hàng.

Dự báo ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ sẽ được hưởng lợi nhờ dịch chuyển dòng đơn hàng.

Có đơn hàng, nhưng giải quyết bài toán nhân sự và kỹ thuật như thế nào lại đang là vấn đề của nhiều doanh nghiệp dệt may. 80% thị phần của Tổng Công ty May 10 dành cho xuất khẩu. Với kinh nghiệm xuất khẩu cho hơn 60 thương hiệu tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,… ngay khi nhận thấy cơ hội từ thị trường Bangladesh, doanh nghiệp này đã chủ động nắm bắt. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất lúc này là phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn và các quy định liên quan tại những thị trường xuất khẩu lớn.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, cho biết: "Trong thị trường xuất khẩu, việc đầu tiên là chúng tôi phải tập trung đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực. Với đội ngũ hiện nay, chúng tôi có khoảng 80 cán bộ làm về thị trường xuất khẩu và gần 200 người ở bộ phận phát triển mẫu để hỗ trợ".

Tương tự, với Tập đoàn Dệt May Việt Nam, để đáp ứng lượng đơn hàng đã lấp đầy đến cuối năm trong bối cảnh áp lực cạnh tranh về đơn giá chưa cải thiện trong hai năm qua, doanh nghiệp đã chọn thay thế bằng quy trình sản xuất tự động hóa để tiết kiệm chi phí.

Bangladesh là đối thủ cạnh tranh khá khốc liệt của Việt Nam trên thị trường dệt may toàn cầu, và đặc biệt là ở châu Âu.

Bangladesh là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Việt Nam. Trước mắt sẽ có một số lợi thế cho dệt may Việt Nam khi ngành dệt may Bangladesh gặp khó.

TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, cho hay: "Bangladesh là đối thủ cạnh tranh khá khốc liệt của Việt Nam trên thị trường dệt may toàn cầu, và đặc biệt là ở châu Âu. Lần này, họ đang gặp trục trặc lớn về chính trị ảnh hưởng nặng nề đến ngành dệt may. Đây là một trong những cơ hội cho Việt Nam ít nhất trong 5 năm tới đây. Nếu chúng ta có thể tranh thủ chiếm lĩnh thị trường và hoàn thiện những yêu cầu về mặt xanh của châu Âu thì có thể giành lợi thế tuyệt đối so với Bangladesh".

Năm 2024, xuất khẩu của nhóm hàng dệt may dự kiến tiếp tục tăng trưởng 10%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44 tỷ USD. Dệt may vẫn là nhóm hàng hoá có lợi thế của Việt Nam để đạt các mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.