Di chúc Bác Hồ - Giá trị lịch sử và thời đại

Cách đây 55 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng.

Đây là văn kiện vô giá, là kim chỉ nam cho dân tộc Việt Nam trên con đường đi tới để thực hiện điều mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Di chúc Bác Hồ.

Trong suốt cuộc đời hoạt động vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho Thủ đô Hà Nội những tình cảm đặc biệt. Hà Nội cũng là nơi gắn với những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Hà Nội cũng là nơi yên nghỉ cuối cùng của Người trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào, chiến sĩ. Trong lễ truy điệu chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9/9/1969, điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đọc đầy xúc động và tự hào.

Trước lúc đi xa, Người để lại bản di chúc, một văn kiện lịch sử vô giá cả về lý luận và thực tiễn. Bản di chúc lịch sử ấy - đơn giản chỉ là mấy lời ghi lại tóm tắt vài việc - như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, nhưng chứa đựng sự tổng kết lớn lao vĩ đại của người anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, một trí tuệ mẫn tiệp, tầm nhìn xa trông rộng của Người đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Hà Nội là nơi gắn với những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

Ts. Chu Đức Tính, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, cho biết: ''Bác đánh giá rất chính xác những cái đã qua của đất nước ta và Bác vạch ra một hướng tương lai, đó là chúng ta cần làm một cuộc cách mạng, cuộc cách mạng đó phải huy động được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, sự sự lãnh đạo của Đảng là một cuộc đổi mới, cải tạo cực lớn, và cuộc cách mạng đó chỉ có một đường lối duy nhất đó là Đảng lãnh đạo và dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Đây là một bản tổng kết lịch sử và định hướng tương lai, chúng ta tìm thấy ở đây tất cả những điều cho chúng ta phát triển đất nước hôm nay''.

Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô xác định là kim chỉ nam

Di chúc là công trình lý luận về xây dựng đảng cầm quyền, là tư tưởng đạo đức lớn về chăm lo cho con người. Di chúc là tác phẩm bàn về xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. PGS. Ts Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, chia sẻ: ''Trong di chúc của Bác, Bác rất quan tâm đến vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở đảng và Bác coi là nếu như các tổ chức cơ sở đảng, nhất là chi bộ mà tốt thì toàn đảng ta tốt, và muốn chi bộ tốt thì mỗi đảng viên phải tốt. Mỗi đảng viên tốt, chi bộ tốt thì toàn đảng sẽ tốt. Có thể nói là đọc lại di chúc của Bác sau 55 năm thực hiện, chúng ta thấy di chúc của Bác vẫn là một di sản vô cùng quý báu của Đảng ta về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng''.

Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện. Với riêng Thủ đô Hà Nội, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô xác định là kim chỉ nam, ngọn đèn soi sáng trong quá trình đổi mới và phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.

Đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều nay, 23/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ chế mới để bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững, đồng thời khuyến khích sự đồng hành của toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.

Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.

Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.