Di dời nhà máy, trường học để tăng quỹ đất nội đô

Nhà máy, trường học được di dời sẽ giải phóng một nguồn lực lớn về đất đai, tăng quỹ đất nội đô, vừa giúp giãn dân, giảm áp lực dân số, đặc biệt khi quỹ đất nội đô hiện ngày càng hạn hẹp. Nhưng để thực hiện điều này, vẫn còn một số thách thức đang được đặt ra.

Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội được xây dựng tại Hòa Lạc từ cuối năm 2020. Lộ trình đặt ra đến năm 2025 phải hoàn thành. Nhưng do còn vướng mắc nên đến thời điểm này, một số dự án thành phần mới bắt đầu khởi công.

PGS.TS Nguyễn Hiệu - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Đầu tư về ngân sách, về giải phóng mặt bằng rất là khó khăn. Thế nên việc xây dựng đang diễn ra khá chậm. Như Đại học Quốc gia có 23 dự án thành phần và hiện nay chưa có dự án nào xây dựng thành công cả".

Không riêng Đại học Quốc gia Hà Nội, trên địa bàn Thành phố còn nhiều trụ sở, nhà máy, trường học chưa được di chuyển ra khỏi nội đô dù đã có kế hoạch. Nguyên nhân chính vẫn là kinh phí đầu tư phục vụ di dời, xây dựng hạ tầng tại địa điểm mới. Trong khi đó, với áp lực gia tăng dân số khoảng 160.000 người mỗi năm, Hà Nội cần phải gia tăng quỹ đất để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và các dịch vụ công cộng.

Từ 1/1/2025, Luật Thủ đô có hiệu lực với những cơ chế đặc thù, vượt trội để giải quyết những điểm nghẽn trong thực tiễn phát triển. Hà Nội sẽ được giao thẩm quyền mạnh hơn, chủ động hơn trong việc bố trí ngân sách giải phóng mặt bằng, thậm chí xây trụ sở mới cho các trường học, bệnh viện. Những cơ sở cũ trả lại cho Thành phố hoặc làm cơ sở đào tạo sau đại học, cơ sở nghiên cứu.

Ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết: “Bây giờ chúng ta đã có Luật Thủ đô. Đây là cơ hội để Hà Nội có thể tạo điều kiện để xây dựng các công trình hạ tầng. Đây là một cơ hội nghìn vàng mà chúng ta có thể triển khai và muốn như vậy, theo tôi trước hết chúng ta phải có quy hoạch tốt”.

TS.KTS Lưu Đức Minh - Phó Giám đốc Học viện Quản lý xây dựng và đô thị cho biết: “Bất kì làm cái gì chúng ta cũng phải có nguồn lực. Nguồn lực mà gặp khó khăn thì phải lựa chọn cái gì tối ưu nhất trong cái hữu hạn. Đây là cái rất khó. Để triển khai thế nào thì phải từng bước, phải lựa chọn cái trọng tâm, trọng điểm. Và đặc biệt cuối cùng vẫn phải nhấn mạnh đến yếu tố con người. Con người tiếp cận và có cái nhìn càng xác đáng thì yếu tố hiệu quả sẽ càng cao hơn”.

Cần một nguồn lực lớn để di dời trụ sở cơ quan, nhà máy, trường học ra khỏi nội đô. Chính sách đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô sẽ giải quyết vướng mắc này. Thực hiện sớm việc di dời tạo điều kiện để Thành phố có thêm quỹ đất, phục vụ yêu cầu hoàn thiện hạ tầng đô thị trong giai đoạn phát triển mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo kế hoạch sử dụng đất của UBND thành phố Hà Nội, năm 2025, quận Long Biên và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Mỹ Đức sẽ triển khai 589 dự án với diện tích khoảng 2.510 ha.

Theo kế hoạch thanh tra của tỉnh Bắc Ninh năm 2025, Thanh tra tỉnh sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, nhà ở, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và các nội dung khác có liên quan trong quá trình thực hiện dự án khu nhà ở xã hội Quế Võ Hillview, tại phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.

Theo Luật Đất đai mới có hiệu lực từ 1/1/2025, người có đất bị nhà nước thu hồi sẽ được bồi thường bằng bốn hình thức là đất cùng mục đích sử dụng, đất khác mục đích sử dụng, tiền, nhà ở.

Gần đây, trên mạng xã hội, nhiều căn nhà tập thể cũ ở quận Đống Đa, Cầu Giấy đang được rao giá vượt 60 triệu đồng/m2, một mức giá cao phi lý so với chất lượng công trình.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 quận Cầu Giấy, gồm 22 dự án với tổng diện tích 28,36ha. Quận Cầu Giấy sẽ triển khai đấu giá quyền sử dụng đất 7/10 dự án không nằm danh mục nghị quyết tại 11 ô đất.

Tại Việt Nam, nhu cầu nhà ở của đa số người dân - những người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở các đô thị lớn vẫn là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là giữa bối cảnh tốc độ đô thị hóa tăng cao, giá bất động sản leo thang.