Đi ngược chiều: Thói quen xấu khi tham gia giao thông
Ngã tư Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) vào giờ cao điểm luôn có mật độ phương tiện giao thông đông đúc. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người sẵn sàng đi vào đường ngược chiều, vượt lên trước để dừng chờ đèn đỏ. Đây là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông, đặc biệt là khiến tình trạng ùn tắc giao thông càng trở nên nghiêm trọng.
Cố để nhanh hơn, nhưng cuối cùng lại thành muộn, bởi những người vi phạm đã bị tổ công tác đội CSGT đường bộ số 3 xử lý. Theo Khoản 5, Điều 6, Nghị định 100/2019 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 123/2021, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi ngược chiều sẽ bị xử phạt từ 1 - 2 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Mức phạt này với nhiều người không phải là nhỏ, thế nhưng vẫn cố tình vi phạm chỉ vì muốn nhanh hơn vài phút.
Theo anh Tạ Minh Tuấn (Láng Thượng, Đống Đa): "Những người nào vội thì họ sẽ không quan tâm đến luật giao thông cho lắm, tôi thấy như vậy sẽ gây tắc đường hơn".
Thượng úy Trần Tiến Đạt, Đội CSGT đường bộ số 3, Phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội, cho biết: "Được sự chỉ đạo của Công an thành phố, phòng CSGT phối hợp với lực lượng công an phường và thanh tra giao thông hướng dẫn người dân, một là phải dừng chờ đèn đỏ đúng vạch dừng, hai là không được đi ngược chiều và phải đội mũ bảo hiểm".
Tại nút giao Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến, một nút giao có mật độ phương tiện cũng như hệ thống giao thông phức tạp nhất trên địa bàn thành phố, vẫn có nhiều người để tiện lợi cho bản thân mà sẵn sàng tranh thủ đi ngược chiều, đối đầu dòng phương tiện đi đúng, dẫn đến nguy cơ gia tăng ùn ứ.
Anh Nguyễn Quốc Chinh (Hoàng Liệt, Đống Đa) thừa nhận đã đi ngược chiều để nhanh hơn. Anh nhìn nhận hành vi của bản thân là sai trái và sẽ rút kinh nghiệm.
Liên tục đã có hàng chục trường hợp phạm luật bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt. Điều đáng nói là ai cũng nhận thức được hành vi vi phạm nhưng lại không chấp hành vì thói quen khó bỏ.
"Các hành vi này tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao, gây nguy hiểm cho chính người tham gia giao thông và những người khác. Có rất nhiều trường hợp vi phạm nhưng để lách luật nên đã điều khiển xe đi trên vỉa hè. Các hành vi này chúng tôi đã quan sát từ xa và kiên quyết xử lý", Thiếu tá Nguyễn Văn Tiến - Đội CSGT đường bộ số 7 cho hay.
Ở hầu hết ngã tư lớn của thành phố, tình trạng người dân thiếu ý thức, không tuân thủ hiệu lệnh chỉ dẫn vạch kẻ đường là nguyên nhân gây ùn ứ vào giờ cao điểm, nhất là tại các nút giao thông có nhiều làn hỗn hợp. Để đảm bảo an toàn giao thông Thủ đô, Công an thành phố hướng tới mục tiêu thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật giao thông cho người dân. Do đó, bên cạnh việc xử lý, công tác tuyên truyền cũng được đẩy mạnh. Những hành vi cố tình vi phạm cần phải được xử lý thật nghiêm để hình thành văn hóa tham gia giao thông tự giác trong nhân dân, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khác, giải quyết các “điểm nóng” giao thông.
Đêm 18/12, tại số nhà 260 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm xảy ra cháy lớn lan sang cửa hàng điện máy liền kề. Phía ngoài và bên trong ngôi nhà bị cháy trơ trụi.
Một người đàn ông khoảng 50 tuổi đang được coi là nghi phạm gây ra vụ hỏa hoạn tại quán karaoke - số 260 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Ngọn lửa bùng lên dữ dội tại số 260 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. Lực lượng cứu hoả đã điều khoảng 10 xe chữa cháy đến hiện trường. Nhiều nạn nhân được đưa ra khỏi đám cháy, chuyển lên cáng cứu thương. Lãnh đạo thành phố đã đến ngay hiện trường kiểm tra, chỉ đạo công tác chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.
Tính đến cuối năm 2024, Thường Tín đã có thêm 3 xã nông thôn mới nâng cao và 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là cơ sở để Thường Tín phấn đấu là huyện nông thôn mới nâng cao tiếp theo của thành phố Hà Nội.
Đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã và đang được toàn lực lượng công an thành phố thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công, xử lý nghiêm các vi phạm.
0