Dịch đau mắt đỏ tiếp tục diễn biến phức tạp

Bệnh viên Nhi Trung ương đã cảnh báo về dịch đau mắt đỏ tiếp tục diễn biến phức tạp tại Hà Nội và đưa ra những cảnh báo việc trong phòng ngừa dịch bệnh.

Chiều 25/9, Sở Y tế tỉnh Bến Tre cho biết, tính từ ngày 11-25/9 toàn tỉnh đã phát hiện hơn 10.500 ca bệnh đau mắt đỏ là học sinh ở 406 điểm trường trên địa bàn tỉnh.  

Trong đó, Huyện Ba Tri có số ca mắc nhiều nhất (gần 2.000ca), tiếp theo là huyện Mỏ Cày Nam (hơn 1.800 ca), huyện Giồng Trôm (hơn 1.500ca). Riêng huyện Chợ Lách có số ca nhiễm bệnh đau mắt đỏ thấp nhất (60 ca).

Còn tại Hà Nội, theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ trong 1 tháng trở lại đây, khoa Mắt của bệnh viện đã tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp, trong có 10-20% trẻ gặp biến chứng nặng như: có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc). 

Bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng

Bệnh thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc, kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ. Rất nhiều người bệnh chủ quan với bệnh đau mắt đỏ, tự ý mua thuốc điều trị tại nhà không đúng cách. Đến khi bệnh kéo dài không khỏi hoặc diễn tiến nặng, mới đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa.

Kiểm soát chặt giá thuốc điều trị đau mắt đỏ

Trước tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc, có phương án bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị bệnh.

Tăng cường giám sát giá các loại thuốc điều trị đau mắt đỏ

Theo đó, để bảo đảm việc cung ứng thuốc và kiểm soát giá các loại thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ theo các hình thức phù hợp.

Đối với các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, cần khẩn trương, chủ động thực hiện mua sắm các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ theo các hình thức phù hợp.

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, kinh doanh các thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ, chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị, và thực hiện cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đúng hợp đồng cung ứng thuốc trúng thầu đã ký kết.

Tăng cường giám sát và phòng ngừa dịch bệnh lây lan

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM. Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm khuẩn hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Đau mắt đỏ thường xảy ra ở địa bàn lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước sinh hoạt.

Ảnh minh họa

Để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và hạn chế số ca mắc trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn; tổ chức hướng dẫn triển khai các biện pháp chống lây nhiễm tại nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và cộng đồng.

Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ trong nhà trường và thông báo ngay cho cơ sở y tế địa phương khi phát hiện học sinh mắc bệnh để triển khai xử lý ổ dịch sớm, triệt để.

Các cơ sở giáo dục mầm non cần đảm bảo vệ sinh trường học, giáo viên hướng dẫn và giúp trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo mỗi trẻ có một khăn mặt riêng, rửa mặt bằng nước sạch, rửa tay bằng nước sạch với xà phòng, không dùng tay dụi vào mắt. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh học sinh về các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ; phối hợp với cha mẹ đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt để có cách dùng thuốc phù hợp.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo đưa người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ, triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần, nặng lên hoặc không cải thiện, mắt có mủ hoặc chất nhầy, sốt kèm đau nhức.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.