Diện áo dài đạp xe qua 12 di sản của Thủ đô

Sáng 1/9, hàng trăm người Việt Nam và du khách quốc tế đã mặc áo dài truyền thống, đạp xe diễu hành qua các công trình di sản của Thủ đô.

Sáng 1/9, tại Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, đã diễn ra chương trình “Áo dài kết nối Du lịch và Di sản Hà Nội 2024”.

Ngay từ sáng sớm, khu vực Hoàng thành đã trở nên nhộn nhịp với đông đảo người dân và du khách. Mọi người, từ người già đến trẻ nhỏ, từ người Việt đến du khách quốc tế, đều hào hứng tham gia sự kiện. Ai nấy đều diện những bộ áo dài đẹp mắt, tạo nên một không khí đầy màu sắc và ấn tượng.

Ai nấy đều diện những bộ áo dài đẹp mắt.

Bà Stella Ciorra, Chủ tịch Hội những người bạn của di sản Việt Nam, chia sẻ: "Tôi thấy rất tự hào khi có cơ hội tham gia sự kiện này vì tôi rất yêu quý văn hóa Việt Nam. Tôi rất thích áo dài truyền thống, áo tứ thân của Việt Nam vì nó rất đặc biệt”.

Chương trình “Áo dài kết nối Du lịch và Di sản Hà Nội 2024” do Sở Du lịch Hà Nội chủ trì, phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long và Câu lạc bộ Đình làng Việt tổ chức. Sự kiện nhằm thúc đẩy du lịch Thủ đô, là một hoạt động trải nghiệm mới, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với Hà Nội.

Đoàn người đạp xe trên phố Hà Nội.

Hơn 100 người, trong trang phục áo dài, diễu hành trên xe đạp qua các tuyến phố và điểm di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô.

Ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, cho hay: "Qua sự kiện này, chúng tôi sẽ có một lộ trình đạp xe mặc áo dài của cả nam và nữ trên đoạn đường dài 12 km, kết nối 12 công trình di tích, di sản”.

Sự kiện này không chỉ đánh dấu khởi đầu cho chuỗi hoạt động trong “Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024” mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối áo dài với di sản văn hóa và điểm đến du lịch của Hà Nội, thu hút sự quan tâm của người dân Hà Nội, du khách trong nước và quốc tế, đồng thời góp phần làm nổi bật giá trị văn hóa di sản trong đời sống hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 3/12, TAND Cấp cao tại TPHCM tuyên án phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB cùng các cơ quan, tổ chức có liên quan khác. Cùng với bản án tử hình, bà Trương Mỹ Lan phải chịu hơn 674 tỷ đồng tiền án phí dân sự.

Khoảng 17h chiều nay 03/12 trên đường Nguyễn Viết Thứ, xã Song Phương, huyện Hoài Đức đã xảy ra đám cháy do người dân thu gom, đốt cành củi cây khô. Đám cháy này đã lan sang hệ thống dây diện gây ảnh hưởng đến an toàn dân sinh cũng như mạng lưới điện trong khu vực.

5 người bị tạm giữ vì có sai phạm liên quan việc trả giá đến 30 tỷ đồng một m2 ở huyện Sóc Sơn để "không cho lô đất được trúng đấu giá thành công".

Ngày 26/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Theo luật này, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim chịu mức thuế suất VAT là 10%, tăng 5% so với trước đây. Việc tăng thuế có thể tăng nguồn thu từ thuế cho ngân sách, nhưng với ngành điện ảnh, tăng thuế sẽ tăng áp lực, tăng thêm khó khăn.

Theo người dân xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, trên đường Lý Thánh Tông hiện có nhiều hố ga bị mất nắp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhất là khi trời mưa hoặc ban đêm khó quan sát.

Sau gần một tháng xét xử và nghị án, mặc dù đã được ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ, có ý thức khắc phục hậu quả nhưng tại phiên phúc thẩm sáng nay, 3/12, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM vẫn giữ nguyên mức án tử hình đã tuyên đối với bị cáo Trương Mỹ Lan.