Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2023

Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành năng lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công thương, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam đã tổ chức diễn đàn Công nghệ và Năng lượng năm 2023 lần thứ 6 tại Hà Nội.

Thời gian qua, xu thế chuyển dịch năng lượng điện gió và điện mặt trời đang có sự phát triển vượt bậc, giúp Việt Nam trở thành thị trường sôi động bậc nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và dẫn đầu Đông Nam Á.

Tính đến cuối năm 2022, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đạt 79.350 MW. Trong đó, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) đạt khoảng 20.165 MW, chiếm tỷ trọng 25,4%.

Trong quy hoạch điện 8, Chính phủ ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, nguồn điện này sẽ chiểm tỉ lệ khoảng 30,9% - 39,2% vào năm 2030.

Quy mô đầu tư ước tính khoảng 20 tỷ USD cho nguồn điện gió, điện mặt trời. Dư nợ tín dụng xanh cho năng lượng tái tạo đến cuối năm 2022  là 233 nghìn tỷ, chiếm khoảng 2,44% tổng GDP năm 2022. Huy động phát triển năng lượng tái tạo từ trái phiếu giai đoạn 2019 - 2022 là 81,5 nghìn tỷ. Đây là cơ hội thu hút đầu tư rất lớn cho doanh nghiệp lĩnh vực này. 

Với chủ đề "Chính sách, giải pháp công nghệ phục vụ phát triển bền vững điện mặt trời và điện gió Việt Nam" đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp và chuyên gia đã thảo luận, đánh giá nguyên nhân, hiện trạng, từ đó đề xuất cơ chế, chính sách nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa ngành năng lượng tái tạo cũng như cập nhật các xu hướng phát triển công nghệ mới, hướng đến chuyển giao và làm chủ công nghệ, góp phần đáp ứng tốt các cam kết của Việt Nam tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

“Hà Nội là điểm đến lý tưởng để trao đổi các vấn đề về công nghệ thông tin, nguồn mở, bán dẫn, điện toán đám mây” - đó là nhận định được đưa ra sau 3 ngày Hội nghị Thượng đỉnh về Công nghệ thông tin và Nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024. Tiềm năng, thách thức cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước cũng như các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam cũng đã được bàn luận sôi nổi trong suốt 72h qua.

Trở lại Việt Nam sau 15 năm, FOSSASIA Summit 2024 đã xác lập kỷ lục về số lượng người tham gia, khoảng 6.000 người đến từ 60 quốc gia, gấp đôi dự kiến của ban tổ chức. Sự kiện thành công ngoài mong đợi, tạo tiếng vang với cộng đồng đam mê công nghệ trên toàn thế giới.

Các doanh nghiệp Việt nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu điện toán đám mây trong nước, thay vì các nhà cung cấp nước ngoài như hiện nay. Đây là thông tin được đưa ra trong ngày thảo luận thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh về CNTT và nguồn mở châu Á FOSSASIA Summit 2024.

Những phần chia sẻ mang chuyên môn cao của các diễn giả Việt Nam tại FOSSASIA Summit 2024 đã gây ấn tượng mạnh với các chuyên gia công nghệ quốc tế, qua đó thúc đẩy động lực cho các bạn trẻ đam mê công nghệ.

Hôm nay (8/4), Hội nghị thượng đỉnh về Công nghệ thông tin & Nguồn mở châu Á đã khai mạc và thu hút hơn 2.000 người tham dự, bao gồm sinh viên, lập trình viên, các công ty công nghệ toàn cầu và nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Với sự xuất hiện của hơn 150 chuyên gia công nghệ cùng các sản phẩm, giải pháp công nghệ, FOSSASIA Summit 2024 trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều sinh viên trong nước và quốc tế mong muốn tìm hiểu về những nền tảng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.