Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7
Diễn đàn năm nay có chủ đề "Các chi nhánh quốc tế: Cách tiếp cận mới cho các tổ chức giáo dục đại học đa quốc gia ở các nước đang phát triển". Hai diễn giả chính đến từ Đại học Massey (New Zealand) và Đại học RMIT Việt Nam đã chia sẻ cách tiếp cận, bài học từ việc mở rộng giáo dục xuyên quốc gia; cũng như kinh nghiệm cung cấp giáo dục quốc tế chất lượng cao tại Việt Nam.
Việc thiết lập các chi nhánh quốc tế được khẳng định đóng vai trò quan trọng trong quốc tế hoá giáo dục, cung cấp giáo dục đại học chất lượng cao, mang lại cơ hội cho người học. Tuy nhiên, việc thành lập các chi nhánh này không hề dễ dàng. Thông thường một trường Đại học có uy tín trên thế giới khi thiết lập các chi nhánh tại một quốc gia khác sẽ có 3 giai đoạn: tiếp cận với các trường đại học ở địa phương; xây dựng hoàn thiện hơn hệ sinh thái giáo dục tại các trường Đại học địa phương và giai đoạn thứ 3 là thiết lập các chi nhánh, hoạt động độc lập.
Nhiều ý kiến đã khẳng định các trường đại học của Việt Nam cần tận dụng tối đa cơ hội ở bước 1 và bước 2. Những hướng đi triển vọng cho việc xây dựng các chi nhánh quốc tế ở các nước đang phát triển cũng đã được chia sẻ.
Diễn đàn Quốc tế hoá giáo dục Đại học là sáng kiến của Trường Đại học Ngoại thương, được tổ chức thường niên với mục tiêu tạo ra một Diễn đàn nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về các mô hình đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non ban hành kèm Thông tư số 08/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Dự thảo thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam đang được trưng cầu ý kiến.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân APEC phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024, với mục tiêu "Khai phóng ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên".
Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11 công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là quy định các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Xét tuyển sớm là hình thức tuyển sinh phổ biến, tuy nhiên, việc công bố kết quả sớm trước thời điểm kết thúc năm học được cho là khiến học sinh lơ là, chủ quan, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục phổ thông. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất các cơ sở giáo dục đại học không công bố kết quả xét tuyển sớm trước ngày 31/5.
Viện Nghiên cứu và Đào tạo Doanh nhân (APEC) phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức Lễ phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên - APEC Innovation 2024 với mục tiêu: "Khai phóng ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên".
0