Diện mạo đường Âu Cơ-Nghi Tàm sau thông xe một phần

Dự án mở rộng đường Âu Cơ được thực hiện từ tháng 6/2020, theo kế hoạch hoàn thành năm 2021. Do phải điều chỉnh lại thiết kế, phương án thi công, dịch Covid-19 bùng phát... khiến dự án chậm tiến độ phải điều chỉnh thời hạn tới 4 lần.

Thời hạn gần nhất Ban quản lý dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm cam kết hoàn thành, đưa vào thông xe là ngày 30/6. Tuy nhiên đến nay, dự án mới chỉ thông xe một phần tuyến đường và tiếp tục lùi thời gian hoàn thành đến cuối tháng 7.

Đây là tuyến đường nối từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Xuân Diệu, thuộc dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng cách đây 4 ngày. Giao thông thuận lợi vào giờ cao điểm, người dân tỏ ra phấn khởi sau nhiều năm chờ đợi.

Đường Âu Cơ - Nghi Tàm vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng cách đây 4 ngày

10% tiến độ còn lại thuộc dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm đang gấp rút được thực hiện. Phần còn lại đã được thảm và thông xe 2 bên trục chính nhằm đảm bảo lưu thông thông suốt trên tuyến đường.

Các hạng mục cuối cùng còn lại sẽ được triển khai thảm nhựa, đưa vào khai thác trước ngày 30/7.

Dự án mở rộng tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm có chiều dài 3,7km

Dự án mở rộng tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm trên địa bàn quận Tây Hồ có chiều dài 3,7km.

Đây là tuyến đường nằm trong dự án xây dựng cầu vượt nút giao đường An Dương - Thanh Niên giai đoạn 2 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.

Khi hoàn thành, dự án được kì vọng sẽ góp phần giảm ùn tắc cho tuyến từ nội đô, cụ thể là từ quận Ba Đình đi sân bay quốc tế Nội Bài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã kiểm tra, rà soát 95 trường học có ký hợp đồng cùng gần 300 đơn vị vận tải với số lượng hơn 1.500 phương tiện vận chuyển, đưa đón học sinh.

Sáng nay (21/10/2024), trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kể từ khi tham gia mạng lưới sáng tạo của Unesco, Hà Nội đã có nhiều chính sách và động thái hỗ trợ để các không gian sáng tạo phát triển. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 60 không gian sáng tạo, trong đó có 7 không gian làm việc chung, 42 không gian văn hóa - nghệ thuật và một số các không gian sáng tạo khác.

Tại phố đi bộ đường Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), gần 3.000 người cao tuổi cùng góp mặt trong buổi đồng diễn tại Ngày hội Văn hóa Thể thao người cao tuổi vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô năm 2024.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức sự kiện Đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường thị trấn trên toàn thành phố. Sự kiện đã thu hút hơn 70.000 chị em hội viên phụ nữ tham gia và được xác lập kỷ lục Việt Nam với số lượng người tham gia biểu diễn dân vũ nhiều nhất Việt Nam.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản thống nhất về nguyên tắc không công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán tại khu đất 1,48 ha phường Cổ Nhuế 2 và phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.