Diện mạo mới của ga Hà Nội
Ông Lê Khắc Huy ở thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đi tàu hỏa ra Hà Nội. Ông thật ngỡ ngàng trước diện mạo mới của ga Hà Nội, không chỉ cảnh quan đẹp mà nơi đây còn trở thành điểm thăm quan trải nghiệm không gian văn hóa nghệ thuật, tìm hiểu những giá trị lịch sử của ngành đường sắt gắn liền với lịch sử của thủ đô và đất nước. Ông Huy chia sẻ : "Tôi cảm nhận rằng Hà Nội đã sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị ở đây. Điều đặc biệt là khi đến với ga Hà Nội vào những ngày này, tôi được tham quan những không gian văn hóa. Tôi nghĩ rằng đây là một điểm sáng về văn hóa, không những là nơi để giúp cho hành khách đi lại mà còn là một cái địa chỉ để chúng ta tham quan về văn hóa. Tôi mong rằng trong thời gian tới thì ra Hà Nội tiếp tục phát huy những thành quả của mình, thực sự là một điểm sáng tin cậy về văn hóa đối với hành khách cả nước và hành khách quốc tế".
Ga Hà Nội là một nhà ga đầu mối quan trọng kết nối 5 tuyến đường sắt trên cả nước, cũng là công trình gắn bó với nhiều thế hệ người dân Hà Nội. Trải qua hơn 100 năm nhà ga vẫn giữ được những nét kiến trúc Pháp độc đáo, vừa cổ kính vừa có nét hiện đại. Song song với việc bảo tồn giá trị văn hóa lịch sử của công trình ga Hà Nội, trong thời gian tới nơi đây cũng sẽ trở thành một phần kết nối của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Ông Trung Thành - quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội cho biết: "Ga Hà Nội từ Pháp để lại. Ngoài là nhà ga, nơi đây còn là một di tích lịch sử của Hà Nội, cái này mình liên tưởng như cái gốc cây cổ thụ, nhà ga Hà Nội cũng như một gốc cây cổ thụ của ngành đường sắt".
Trong năm qua, nhà ga là một trong những điểm đến của chuyến tàu hành trình di sản trong lễ hội sáng tạo, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Ga Hà Nội hiện đang được đầu tư xây dựng mục đích hướng tới, đó không chỉ là loại hình vận tải thuần tuý mà còn chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử, văn hóa và di sản, là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong các chuyến du lịch Hà Nội.
Tết Nguyên Đán Giáp Thìn đang đến gần, hành khách đi lại bằng tàu hỏa ngày càng nhộn nhịp hơn. Ga Hà Nội không chỉ nâng cao hơn nữa chất lương phục vụ mà còn trang trí bồn hoa cây cảnh, tô điểm thêm cảnh quan đô thị, làm nổi bật không gian của một công trình có giá trị lịch sử và văn hóa ở trung tâm thủ đô.
Liên hoan sân khấu kịch TP.HCM lần thứ nhất đã chính thức khai mạc với sự góp mặt của gần 300 diễn viên đến từ 20 đơn vị cùng 25 vở kịch hứa hẹn sẽ thu hút công chúng đến với các suất diễn so tài ngay tại sân khấu của mỗi đơn vị công lập và xã hội hóa. Trong đó có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thành Lộc, Ái Như, Thành Hội, Quốc Thảo, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi....
Được lấy cảm hứng từ 9 bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa cao cấp “Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản” mang đến một dấu ấn mới về sự kết hợp giữa nghệ thuật, thời trang và văn hóa Việt Nam.
Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.
0