Điện toán đám mây: triển vọng cho thương mại điện tử Việt
Theo dự báo, nếu toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang dùng dịch vụ điện toán đám mây, thì thị trường có thể đạt 2,3 tỷ USD vào năm 2025. Đám mây đang dần thay đổi cách thức kinh doanh được thực hiện trên hầu hết các ngành, bao gồm cả bán lẻ trực tuyến.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sử dụng đám mây để đơn giản hóa các hoạt động phụ trợ, cải thiện dịch vụ khách hàng và giúp họ có thể dễ dàng truy cập vào thông tin của mình hơn hơn.
Cloud và một nền tảng điện toán đám mây mạnh mẽ, được xem như một trong những nền móng quan trọng cho cách mạng 4.0.
Điện toán đám mây có thể thay đổi tương lai thương mại điện tử
Với toàn bộ dữ liệu được lưu trữ trên "mây", doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và kiểm soát hoạt động trên sàn thương mại điện tử mọi lúc, mọi nơi chỉ với một chiếc di động hoặc iPad. Đồng thời, khách hàng có thể truy cập vào các gian hàng và mua sắm trên các gian hàng số với đa dạng lựa chọn và tiết kiệm thời gian, chi phí so với việc phải di chuyển đến cửa hàng vật lý thông thường.
Đối với các website thương mại điện tử, một trong những điều đáng lo ngại nhất là tình trạng tải trang chậm, nhất là khi website có lượng truy cập lớn, đồng thời vào thời điểm có chương trình khuyến mãi, hoặc sự kiện lớn theo mùa, theo giờ.
Với tính linh hoạt cùng khả năng mở rộng không giới hạn, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng mở rộng năng lực hệ thống để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt trong các dịp lễ, tết khi nhu cầu của khách hàng gia tăng đột biến.
Với điện toán đám mây, doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho những gì mình sử dụng, thay vì mua phần mềm hay phần cứng đắt tiền. Điều này giúp loại bỏ những lo lắng trong việc duy trì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tại doanh nghiệp.
Việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây được đánh giá an toàn hơn rất nhiều so với lưu trữ trên các máy chủ vật lý. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây có đội ngũ chuyên gia bảo mật liên tục giám sát hệ thống nhằm kịp thời phát hiện các mối đe dọa, qua đó khắc phục nhanh chóng mọi lỗ hổng bảo mật.
Phần mềm dựa trên đám mây không yêu cầu bất kỳ kiến thức hoặc chuyên môn kỹ thuật nào, hầu hết đều có bản dùng thử miễn phí. Doanh nghiệp cũng không cần phải thuê chuyên gia CNTT có tay nghề cao để quản lý hệ thống của mình, bởi đó là công việc phải làm của các nhà cung cấp đám mây.
Một trong những lợi thế to lớn của việc sử dụng đám mây, là có thể triển khai các tính năng và cập nhật mới cho trang web thương mại điện tử của doanh nghiệp nhanh hơn nhiều so với việc lưu trữ mọi thứ trên máy chủ vật lý. Doanh nghiệp không phải lo lắng về việc định cấu hình và duy trì cơ sở hạ tầng, thay vào đó, có thể tập trung phát triển trang web của mình và bổ sung thêm các tính năng mới giúp cải thiện trải nghiệm cho khách hàng.
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, điện toán đám mây đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong mọi lĩnh vực. Tận dụng lợi thế từ điện toán đám mây, sẽ mang lại những lợi thế cạnh tranh nhất định cho doanh nghiệp khi triển khai xây dựng website thương mại điện tử của riêng mình.
VNPT Cloud đồng hành thay đổi tương lai
Với kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số, cũng là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ cloud đầu tiên tại Việt Nam, VNPT Cloud là đơn vị hàng đầu cung cấp hệ sinh thái dịch vụ điện toán đám mây chuyên nghiệp và toàn diện cho các doanh nghiệp.
Trong nhiều năm qua, VNPT Cloud luôn nhận được đánh giá cao từ các khách hàng, được các cơ quan, bộ, ngành, doanh nghiệp tin dùng.
Với năng lực hệ thống tốt, gói cước thiết kế đa dạng, cùng đội ngũ chuyên gia kỹ thuật trình độ cao, VNPT Cloud sẽ là đối tác tin cậy đồng hành cùng các doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số, phát triển bền vững.
(Tổng hợp)
"Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" là chủ đề Hội nghị thường niên do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vừa phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
Chiều 14/11, Báo Tiền phong đã tổ chức họp báo công bố Cuộc thi vô địch quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 dành cho học sinh phổ thông với chủ đề “Nông nghiệp xanh - Phát triển bền vững”, hưởng ứng ngày hội STEM Quốc gia do báo Tiền Phong, Hội đồng đội Trung ương tổ chức.
Triển lãm kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024 vừa khai mạc hôm nay 6/11 tại tại Bảo tàng Hà Nội, quận Nam Từ Liêm.
Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa thông báo quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.
Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá Florence có khả năng nhận diện khuôn mặt, hỗ trợ tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện.
Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.
0