Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kì 2021-2030
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường thừa ủy quyền củaThủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2030.
Theo nội dung tờ trình, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách về tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh việc triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, nhất là các dự án hạ tầng giao thông, năng lượng, trong đó có nhiều dự án nằm ngoài danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Hiện nay, Trung ương Đảng đã cho chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với quy mô sử dụng đất khoảng 10.827ha, dẫn đến làm tăng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình, dự án hạ tầng quan trọng quốc gia. Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với 2 phương án:
Phương án 1 điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất, gồm nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp.
Phương án 2: Không trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
Việc tính toán, xác định 8 chỉ tiêu sử dụng đất trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia điều chỉnh lần này cần phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và địa phương. Trong đó, ưu tiên bố trí quỹ đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh, giữ ổn định quỹ đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; quản lý chặt chẽ đất rừng, duy trì độ che phủ rừng để góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Trên cơ sở tổng hợp báo cáo nhu cầu sử dụng đất của các địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổng hợp, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thành phố Hà Nội đã triển khai mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" từ ngày 4/12, nhằm hướng tới xây dựng văn hoá giao thông thông minh, an toàn cho người dân Thủ đô.
Trên tinh thần chủ động tiết kiệm điện, các doanh nghiệp đã ứng dụng nhiều giải pháp để tiết kiệm điện mà vẫn không ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất như ứng dụng công nghệ, sử dụng thay điện mặt trời.
Luật Thủ đô được thông qua đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để mô hình du lịch nông nghiệp khai thác tối đa lợi thế vùng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân Thủ đô dịp cuối tuần.
Hội nghị nghiên cứu, quán triệt được tổ chức trực tiếp từ điểm cầu trụ sở Thành ủy Hà Nội và trực tuyến đến 747 điểm cầu toàn thành phố với hơn 54 nghìn cán bộ, đảng viên tham dự.
Sáng 6/12, diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã thu hút hơn 40 tham luận khoa học, nhằm thúc đẩy tuyên truyền, nâng cao nhận thức sâu rộng về phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.
Sáng nay (6/12), tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, UBND thành phố Hà Nội đã khai trương Trung tâm dữ liệu chính, là sự kiện quan trọng của thành phố trong nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số và thành phố thông minh.
0