Điều kiện để thị trường chứng khoán vượt mốc 1.300 điểm

Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?

Từ đầu năm đến nay, VN-Index đã có ít nhất 6 lần gần chạm ngưỡng 1.300 điểm nhưng đều chinh phục thất bại. Mỗi lần chỉ số tiến gần đến vùng này, áp lực bán lại gia tăng mạnh mẽ, khiến giảm điểm trở lại. Hiện tượng này gây nên những đợt tăng giảm giằng co, gây khó khăn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân.

Theo các chuyên gia, điều kiện cần để VN-Index vượt 1.300 điểm đã có, nhưng chưa đủ, do tâm lý lo ngại, muốn chốt lời của nhà đầu tư.

Ông Đào Minh Trí, chuyên gia phân tích Công ty TNHH chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết: "Ngưỡng 1.300 là ngưỡng cản tâm lý khá mạnh. Để có thể bứt phá mốc này cần dòng tiền lan tỏa ra các ngành khác và cùng với đó kỳ vọng vào việc nâng hạng thị trường và ký prefunding giúp nhóm chứng khoán bứt phá".

Một số chuyên gia khác lại cho rằng, việc thị trường chứng khoán tăng điểm từ đầu năm đến nay đã là một thành công. Nhà đầu tư không nên đặt kỳ vọng quá cao mà phải phụ thuộc vào tình hình hồi phục của nền kinh tế.

Trong bối cảnh hiện tại, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechips đầu ngành tài chính và sản xuất được giới phân tích đánh giá có nhiều tiềm năng. Bởi để thị trường bứt phá qua những ngưỡng tâm lý cần có sự đồng thuận ở các cổ phiếu lớn đại diện cho sự phục hồi của nền kinh tế, sau đó dòng tiền mới có cơ hội lan tỏa sang các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không nên quá kỳ vọng vào việc VN-index sẽ vượt ngưỡng trong năm nay mà cần xem xét các thông tin kinh tế trong và ngoài nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với việc được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước, Vietcombank có thể sớm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 49,5%.

Tại Hội nghị toàn quốc triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tình hình kinh tế xã hội 2024 và giải pháp năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ưu tiên và làm mới các động lực tăng trưởng, để phấn đấu GDP năm 2025 đạt 8%.

Tại Nghị quyết chất vấn kỳ họp thứ 8 được thông qua chiều 30/11, Quốc hội đã đồng ý với các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19 để Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sớm phục hồi và phát triển bền vững.

Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, tỉnh Hưng Yên với vị trí gần kề là một trong những địa phương có mối liên kết gắn bó chặt chẽ nhất với Thủ đô trong việc giao thương hàng hóa, trong đó có nông sản.

Theo các báo cáo nghiên cứu, thống kê, Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ người sở hữu tài sản số, với khoảng 20 triệu người sở hữu loại tài sản này.

Sau 4 tháng tăng liên tiếp, giá gas bán lẻ trong nước tháng 12/2024 giữ nguyên so với tháng trước theo xu hướng của giá gas thế giới.