Điều tra hành vi 'phá' đấu giá đất

Đấu giá đất để nhà nước thu ngân sách và tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được đất ở. Tuy nhiên, thời gian gần đây, đấu giá đất đang bị một số đối tượng lợi dụng để “thổi giá” nhằm thổi giá, thao túng thị trường bất động sản.

Tại cuộc đấu giá 58 thửa đất tại thôn Đông Lai (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn), giá khởi điểm chỉ 2.448.000/m². Theo quy chế, cuộc đấu sẽ diễn ra tối đa và kết thúc sau 6 vòng bắt buộc, mỗi bước giá là 3 triệu đồng/m². Giá trúng chỉ được xét khi trải quả đủ 6 vòng đấu. Điều bất thường đã xảy ở vòng đấu thứ 5 khi một khách hàng đã trả giá cho 3 lô đất tới mức 30 tỷ đồng/m², một mức giá không tưởng; 33 lô khác cũng bị nhóm khách hàng trả giá cao từ 98,4 - 101,4 triệu đồng/m². Và đến vòng 6, vòng cuối cùng để xét giá trúng thì đồng loạt không trả giá khiến 36 lô đất đấu giá không thành.

Đẩy giá lên cao phi lý rồi bỏ cuộc giữa chừng không thể xem là sự quấy rối mà được coi là phá hoại đấu giá đất. Nhiều người dân ở huyện Sóc Sơn rất bức xúc trước hành vi này, nhất là khi chứng kiến sự thao túng một số đối tượng chuyên nghiệp trong các cuộc đấu giá thời gian qua.

Trước những biểu hiện bất thường tại cuộc đấu giá đất, sáng 30/11, UBND huyện Sóc Sơn đã có văn bản yêu cầu công an huyện vào cuộc điều tra làm rõ. Lãnh đạo huyện cho biết, dấu hiệu phá rối cuộc đấu giá liên quan đến một nhóm gồm 6 khách hàng đến từ huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh.

Lợi dụng đấu giá đất để thổi giá, lũng đoạn thị trường đã được cơ quan chức năng chỉ rõ. “Phá” đấu giá đất ở huyện Sóc Sơn tiếp tục cho thấy sự coi thường pháp luật của một số đối tượng. Không trục lợi thành công sẽ sẵn sàng “đạp đổ” - hành vi nguy hiểm này cần được xử lý hình sự để đảm bảo kỷ cương, phép nước. Đó là bài học cảnh tỉnh cho những ai vẫn đang cố tình biến đấu giá đất thành “sân chơi” riêng để lợi dụng thao túng thị trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 vừa được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, huyện Đông Anh có 4 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích gần 179ha.

Nhà máy, trường học được di dời sẽ giải phóng một nguồn lực lớn về đất đai, tăng quỹ đất nội đô, vừa giúp giãn dân, giảm áp lực dân số, đặc biệt khi quỹ đất nội đô hiện ngày càng hạn hẹp. Nhưng để thực hiện điều này, vẫn còn một số thách thức đang được đặt ra.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Chính phủ ký ban hành. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị, nông thôn theo hướng phát triển bền vững có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và môi trường sống lành mạnh.

Trong tháng 1 này, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá 82 lô đất. Đáng chú ý, đất huyện Ba Vì chỉ có giá khởi điểm từ gần 1 triệu đồng/m2.

Với những dự án đã khởi công và chuẩn bị triển khai, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến trong năm 2025, thành phố sẽ có khoảng 15 nghìn căn hộ nhà ở xã hội được bán ra thị trường.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1668 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.