Điều trị thành công bệnh tự kỷ nếu can thiệp sớm
Theo các đại biểu, tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ (thường là trước 3 tuổi) và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của rối loạn tự kỷ là những khiếm khuyết về ngôn ngữ, tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình cùng với ý thích bị thu hẹp. Bên cạnh đó, trẻ thường có những rối loạn đi kèm về cảm giác và các triệu chứng tăng động, giảm chú ý, động kinh, chậm phát triển…. Giai đoạn vàng để điều trị cho trẻ tự kỷ thường là từ 2 – 4 tuổi.
PGS.TS.BS. Nguyễn Võ Kỳ Anh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người) cho biết: "Giai đoạn vàng để có thể cam thiệp là dưới 3 tuổi, khó khăn hiện nay là phát hiện muộn, giáo viên mầm non có khi phát hiện ra nhưng bố mẹ lại k chấp nhận hiện thực đó làm quá trình can thiệp bị chậm."
Bà Vũ Huyền Trinh (Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo) chia sẻ: "Hàng năm, Bộ GD&ĐT thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tăng cường năng lực, trong đó có can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trong cơ sở mầm non, đặc biệt, chúng tôi chú trọng đến giáo dục cá nhân cho trẻ để đảm bảo cơ hội học tập của các bé."
Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành giáo dục, tự kỷ là một trong những khuyết tật phổ biến nhất ở trường học, chiếm 30% số trẻ mắc các khuyết tật học đường. Thông qua hội thảo, các chuyên gia mong muốn nâng cao nhận thức của giáo viên và cha mẹ trong việc phát hiện sớm, can thiệp ở độ tuổi mầm non nhằm giảm thiểu tổn thương về thể thất, tinh thần cho trẻ trong quá trình phát triển; Đồng thời tăng cường hợp tác giữa trường mầm non và các cơ sở can thiệp để giáo dục sớm trẻ tự kỷ có hiệu quả./.
Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
0