Đình chỉ cơ sở vi phạm ATTP tại quận Tây Hồ

Thực hiện cao điểm Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP), lực lượng chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra và đình chỉ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Kiểm tra tại cơ sở dịch vụ ăn uống cơm Tấm Cô Ba ở phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ), mặc dù cơ sở này có giấy phép kinh doanh nhưng chưa có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Điều đáng nói, 6 tháng nay, cơ sở vẫn ngang nhiên hoạt động cung cấp hàng trăm suất ăn mỗi ngày. Tại khu chế biến thức ăn: bát, đĩa không có biện pháp phòng chống côn trùng; không có bảo quản thực phẩm chín; cơ sở không có hồ sơ nhân sự; chưa xuất trình hoá đơn hợp đồng mua bán thực phẩm; nhân viên chế biến không mang khẩu trang và găng tay.

Với các lỗi vi phạm nghiêm trọng như trên, cơ sở này đã bị dừng hoạt động và bị xử phạt hành chính theo quy định.

Thực phẩm chín tại cơ sở cơm Tấm Cô Ba không được bảo quản theo đúng quy định.

Tại cơ sở dịch vụ cơm tấm Tư Mập (phường Thụy Khuê) mặc dù có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhưng công tác bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh ATTP: thực phẩm là nguyên liệu nấu ăn để ngay trên nền lối đi ẩm thấp dẫn đến nấm mốc, khu chế biến chưa tuân thủ quy định một chiều trong chế biến thực phẩm.

Bà Trương Thị Ngọc, Phó Chủ tịch UBND phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, thực hiện Tháng hành động vệ sinh ATTP, chính quyền phường sẽ phối hợp cùng cán bộ cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, đặc biệt là công tác giám sát và kiên quyết xử lý những cơ sở vi phạm.

Năm nay, toàn thành phố tập trung cao điểm cho Tháng hành động vì an toàn thực phẩm diễn ra từ ngày 12/4 đến 12/5.

Năm nay, toàn thành phố tập trung cao điểm cho Tháng hành động vì an toàn thực phẩm diễn ra từ ngày 12/4 đến 12/5. Việc kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống sẽ được các cơ quan chức năng tăng cường để nâng cao nhận thức của chủ các cơ sở trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP.

Hà Nội hiện có trên 70 nghìn cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Sản xuất thực phẩm của thành phố mới chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các tỉnh và nhập khẩu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết sẽ di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp để lấy mặt bằng làm công trình hạ tầng kỹ thuật, trạm xe buýt… kết nối Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Trong tuần (từ ngày 19 đến 26/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước đó) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước đó).

"Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội" là một sản phẩm du lịch mới nhất của Hà Nội trong tháng 4 này. Những tiềm năng du lịch của Hà Nội đang được đánh thức với cách tiếp cận mới, được thể hiện qua việc kết nối các điểm đến đặc sắc của Thanh Oai - Ứng Hòa và Mỹ Đức, để tạo nên những sản phẩm du lịch có khả năng khai thác thực tiễn chứ không chỉ còn là ý tưởng.

Nghệ thuật tranh đường phố, bích họa đã có mặt và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam từ khá lâu, nhưng những năm gần đây mới trở nên phổ biến hơn ở Hà Nội. Những bức họa đã góp phần điểm tô sự sinh động cho các bức tường, khu phố khắp Thủ đô.

Văn phòng thành ủy Hà Nội vừa phát đi thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan tập trung dành nguồn lực đầu tư, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình 04 nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các tuyến phố Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo mới, với rực rỡ màu sắc cờ Tổ quốc, băng rôn, pano, tranh cổ động, chào mừng kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.