Đình Chu Quyến, dấu xưa xứ Đoài

Được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, đình Chu Quyến mang lối kiến trúc thời Hậu Lê, nổi tiếng là công trình nghệ thuật đỉnh cao về chạm khắc gỗ.

Trên khu đất rộng nổi bật là tòa đại đình ba gian hai chái. Mái đình xòe rộng ra bốn phía, lan xuống thấp, càng làm tăng thêm vẻ bề thế của công trình cổ hơn 400 năm tuổi.

Không gian sinh hoạt của làng quê xưa được tái hiện dưới bàn tay tài hoa của người thợ. Ngôi đình không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương mà còn là nơi hội tụ cộng đồng làng xã, diễn ra các hoạt động văn hóa, lễ hội.

Đình Chu Quyến nổi tiếng là công trình nghệ thuật đỉnh cao về chạm khắc gỗ.
Chu Quyến đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đình Chu Quyến mang lối kiến trúc thời Hậu Lê
Nghệ thuật đỉnh cao về chạm khắc gỗ.

Từ năm 1962, Đình Chu Quyến đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Dự án thực nghiệm tu bổ tôn tạo đình Chu Quyến đã được Hiệp hội Kiến trúc sư Quốc tế trao giải thưởng về bảo tồn di sản kiến trúc năm 2010 khu vực châu Á và châu Đại Dương, ghi nhận thành công trong công tác trùng tu, tôn tạo, trên cơ sở sử dụng kỹ thuật tiên tiến nhưng không xa rời yếu tố gốc, vẫn thể hiện được nét đẹp cổ xưa của ngôi đình hơn 400 năm tuổi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá có đầy đủ cơ hội trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu. Với vị trí chiến lược và nhiều lợi thế đặc thù, Hà Nội đang có tiềm năng để phát triển, thu hút đầu tư trong lĩnh vực này đúng như định hướng Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 là trở thành thành trung tâm hàng đầu về công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tạo thêm hành lang pháp lý, cơ chế đặc thù vượt trội để Hà Nội có những điều kiện thuận lợi, phát triển công nghiệp văn hóa.

Hơn một năm nay, người dân sinh sống ở phố Phó Đức Chính (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) luôn bất an bởi điểm sạt lở bờ kè thuộc cụm dân cư số 1. Tình trạng này đang có nguy cơ gây hư hại đến các công trình giao thông, nhà cửa và đe dọa tính mạng của cư dân.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thương vong về người tại các vụ cháy nhà riêng lẻ chủ yếu do không có lối thoát hiểm. Vấn đề này đã được khắc phục bước đầu khi có sự tuyên truyền, vận động của chính quyền cơ sở.

Đến thời điểm này, các địa phương của Hà Nội đã thực hiện xong việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Vấn đề xử lý, sắp xếp tài sản công, trụ sở sau sáp nhập để tránh lãng phí cũng là mối quan tâm và mong mỏi của các địa phương và nhân dân ở nơi thực hiện sáp nhập.

Tính đến thời điểm này, Mê Linh là huyện duy nhất của Hà Nội đã được thông qua kế hoạch sử dụng đất trong năm 2025. Đây là cơ sở quan trọng để các đơn vị thuộc huyện, doanh nghiệp và người dân chủ động khi thực hiện các công việc liên quan đến triển khai, thủ tục và sử dụng đất.