Định giá đất cần cơ sở dữ liệu đúng và đủ

“Định giá đất theo thị trường” là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả mọi người dân mà Luật Đất đai 2024 đã đề cập.

Giá đất như thế nào là giá thị trường? Có một công thức hay giải pháp nào để tất cả các chủ thể liên quan đều có thể xác định được giá trị đất một cách đúng và đủ hay không, là chuyện không hề dễ dàng.

Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, khi xác định giá đất để giao dịch hay đền bù, thường dựa vào hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai. Tuy nhiên ở nước ta, hệ thống này thời gian qua bị xem là thiếu và yếu.

Trong dự thảo hướng dẫn Luật Đất đai mà Bộ tài nguyên và  môi trường đang xây dựng, nội dung “hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai” chính xác và minh bạch được đặc biệt chú trọng.

Định giá đất cần cơ sở dữ liệu đúng và đủ.

Trên thực tế, việc giao dịch một sản phẩm BĐS đều phải qua các văn phòng đăng ký đất đai và các dữ liệu liên quan đến giao dịch đều được lưu giữ, cập nhật. Tuy nhiên, hiện tượng giao dịch đất hai giá, hai hợp đồng đã khiến cho dữ liệu đầu vào luôn thấp so với thực tế bởi người dân khi mua/bán thực tế giá cao nhưng kê khai trên hợp đồng chuyển nhượng giá thấp.

Luật Đất đai năm 2024 đã bỏ "khung giá đất" và thay thế bằng “Quy định giá đất”. Trong đó có một số sửa đổi, bổ sung nổi bật như: quy định rõ hơn thời hạn áp dụng; đề cao tính độc lập giữa Tổ chức tư vấn xác định giá đất, Hội đồng thẩm định bảng giá đất.v.v.

Tuy nhiên, cách hiểu về giá và định giá là khác nhau, dễ gây hiểu sai. Bởi GIÁ TRỊ và GIÁ TRỊ SỬ DỤNG là hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ như cùng một mảnh đất

- Nếu là đất nông nghiệp có giá trị 400.000 đồng/m2

- Khi chuyển đổi sang đất ở có giá trị 4 triệu đến 400 triệu đồng/m2.

Như vậy, lúc này việc định giá theo giá trị sử dụng của mảnh đất đó chứ không phải là giá trị của nó.

Định giá đất sát với thị trường là một chủ trương lớn, là yếu tố quan trọng để giải quyết căn cơ tính pháp lý cho các dự án và xa hơn là minh bạch thị trường.

Tuy nhiên, để có thể định giá đúng - đủ, hạn chế khiếu kiện, hấp dẫn chủ đầu tư, không gây thất thu thuế, trước mắt cần ban hành các nghị định, hướng dẫn thi hành luật và lựa chọn đội ngũ nhân lực thực thi…, sau cùng là có được cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia một cách hoàn chỉnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Ngày 23/11, chỉ có 10/23 lô đất ở xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai được đấu giá thành công. Trải qua 10 vòng đấu, thửa được trả giá cao nhất là 75,3 triệu đồng/m², thấp nhất 55,3 triệu đồng/m².

Chiều 23/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội” với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89% tổng số đại biểu Quốc hội.

Cụ thể hóa Luật Kinh doanh bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp dành cho các cá nhân, tổ chức.

Để phát triển nhà ở xã hội, các chuyên gia cũng kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 6% thay vì 10% như hiện nay cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và giảm lãi suất cho người mua nhà.

Nhà ở giá rẻ, đặc biệt là nhà ở xã hội hiện vẫn thiếu hụt số lượng lớn. Bởi vậy, thông tin UBND thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh và chuyển đổi khu nhà ở sinh viên tại Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê đã được người dân hết sức quan tâm.