Đình Nam Hương bình yên giữa phố thị
Đình Nam Hương thờ Vua Lê, là nơi duy nhất trong cả nước thờ cả bốn vị thần thuộc hệ thống Thăng Long tứ trấn. Hiếm có di tích nào bên hồ Hoàn Kiếm có không gian đẹp và nhiều giá trị đặc biệt như đình Nam Hương.
Nằm ngay trung tâm Hà Nội, cạnh Hồ Gươm, nhưng đình Nam Hương luôn giữ được vẻ yên tĩnh. Ngôi đình nằm khuất trong những tán cổ thụ xanh mát tạo nên nét đẹp cổ kính giữa chốn đô thị.
Đình Nam Hương có diện tích hơn 400 m2, được xây dựng theo hướng Đông, gồm hai tầng. Tầng một được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, tầng hai theo lối hình chữ “nhị”, phía ngoài là tiền tế, phía trong là hậu cung. Kiến trúc nhà gác hai tầng với cầu thang lên xuống khiến cho di tích trở nên đặc biệt.
Trải qua thời gian, ngôi đình đã bị chuyển dời, bị chiến tranh tàn phá, song vẫn giữ được một khối lượng di vật khá phong phú và có giá trị nhiều mặt về lịch sử, kiến trúc - nghệ thuật, như: 19 đạo sắc phong của các triều vua Lê, Tây Sơn và nhà Nguyễn phong cho 5 vị thượng đẳng thần; một bảng văn chạm kiểu chân quỳ dạ cá; 5 long ngai, 1 chóe sứ và nhiều đồ thờ tự khác.
Ông Đặng Đức Phương - Trưởng tiểu ban quản lý đình Nam Hương, cho biết: “Đình mới xây dựng lại từ năm 2019. Một năm có mấy ngày lễ hội chính là phường tổ chức, còn bình thường ở dưới này có dòng tranh Hàng Trống mới khôi phục lại nên thỉnh thoảng phường và bên Mỹ thuật Việt Nam hay tổ chức các sự kiện tranh Hàng Trống thời xưa và ngày nay”.
Đặc biệt, khuôn viên di tích có bức tượng đồng vua Lê cao khoảng 1,2 m. Tượng tạc vua Lê trong tư thế trả gươm báu cho thần Kim Quy, gắn liền với truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm.
Bức tượng được đúc vào cuối thế kỷ XIX, là một trong những tượng đài cổ nhất ở Thủ đô.
Bà Lê Thị Thúy Nga (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên đi tham quan ở đây cũng như là các đình, đền xung quanh phường của mình. Thỉnh thoảng, ngày cuối tuần chúng tôi cho các cháu ra để biết về lịch sử cũng như tạo dựng ý thức về sự biết ơn đối với các bậc tiền bối đã có công với đất nước”.
Trải qua năm tháng, đình Nam Hương đã trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không chỉ của nhân dân phường Hàng Trống mà người dân cả Hà Nội và du khách thập phương.
Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.
Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.
Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Chiều 10/12, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Lần đầu tiên công chúng được vào tham quan hai công trình lịch sử nổi bật của Hà Nội là Bắc Bộ Phủ và tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích và nhóm dự án văn hóa Bối Ân tổ chức Triển lãm chủ đề "Chạm khắc đình trong phố" tại đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc.
0