DN xuất khẩu cần thích ứng linh hoạt với thị trường

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics Việt đang chịu nhiều áp lực liên quan đến rào cản kỹ thuật về môi trường, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số. Bức tranh xuất nhập khẩu của nước ta sẽ phân hóa rất rõ rệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược linh hoạt và thích ứng nhanh chóng.

Hiện nay, xuất khẩu của DN chuyên xuất khẩu các sản phẩm khảm trai mỹ nghệ sang thị trường Mỹ, Úc, Canada, châu Âu,… đã giảm khoảng 14% so với năm 2023. DN đang nỗ lực để tìm kiếm thêm khách hàng cũng như đa dạng hóa sản phẩm nhưng nhu cầu mua giảm từ châu Âu.

Bà Tôn Nữ Xuân Quyên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Blusaigon cho biết: ''DN buộc phải thích nghi trong bối cảnh doanh thu đang đi xuống. Thứ hai là ESG nó vẫn còn là khá mập mờ ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, thành ra phải tốn chi phí nhiều hơn để chính mình phải học hỏi ESG thay đổi thế nào, ứng dụng ra sao trong lao động cho tới môi trường, đào tạo nhân sự,…nhưng hi vọng sẽ tạo ra thị trường cạnh tranh hơn bởi các đối tác từ châu âu và mỹ yêu cầu ESG ngày càng tăng cao.''

DN xuất khẩu cần thích ứng linh hoạt với thị trường

Tỷ lệ xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng lần lượt 24.5% và 19.5% so với cùng kỳ.

Tuy vậy, song hành với tỷ lệ tăng đáng kể của tỷ lệ xuất nhập khẩu gỗ là những thách thức về tiêu chí bền vững mà các thị trường xuất nhập khẩu đặt ra như: Quy định chống phá rừng của EU, các biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành gỗ của Mỹ, mục tiêu Net-zero.

Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam trong 06 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm đặc sắc và nhiều tín hiệu tích cực.

Xuất nhập khẩu Việt Nam trong 06 tháng đầu năm 2024 có nhiều điểm đặc sắc và nhiều tín hiệu tích cực.

Riêng tại TP.HCM, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 ước tính đạt 3,8 tỷ đô-la Mỹ, tăng 3,58% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng ước tính đạt 18,58 đô-la Mỹ, tăng 2,72%.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã ký kết và thực thi các cam kết liên quan đến nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế như TPP/CPTPP, EVFTA,…với các đối tác quốc tế chất lượng.

VCCI đánh giá, nếu các DN Việt tận dụng hiệu quả được các cam kết này sẽ mở ra nhiều vận hội mới, hỗ trợ  đắc lực cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất nhập khẩu.

Việt Nam cần tháo gỡ được 2 điểm nghẽn cố hữu là hạ tầng và nhân lực

Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp - Chi nhánh Khu vực TP.HCM cho biết: ''Ở trong giai đoạn đầu khi gặp cái mới chúng ta đều sẽ gặp những áp lực lớn. Đây là một cuộc chơi và tất cả các cuộc chơi đều đi theo sân chơi và trong các cuộc chơi đó thì bên nào tuân thủ thì bên đó sẽ giành lợi thế.''

Sân chơi càng rộng, áp lực càng cao. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tháo gỡ được 2 điểm nghẽn cố hữu là hạ tầng và nhân lực.

Chỉ có như vậy, Việt Nam mới có thể gia tăng giá trị, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư FDI, tận dụng lợi thế và cơ hội để “tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại” trong một thế giới nhiều biến động.

hinh anh tac gia

thanhnga.nguyen76@daihanoi.vn

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) sẽ đạt 4,2% vào năm 2024 và tăng nhẹ lên mức 4,4% vào năm 2025.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland - NVL) đã đăng trên website nội dung khẳng định không liên quan đến dự án Việt Phát và Công ty Tân Thành Long An mà trước đó tại tòa bà Trương Mỹ Lan đã nêu.

Thị trường chứng khoán ngày 4/10 tiếp tục ảm đạm khi nhóm tài chính diễn biến tiêu cực, VN-Index tiếp đà giảm điểm.

Sáng 4/10, tại buổi gặp mặt đại diện doanh nhân, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm để doanh nghiệp, doanh nhân phát triển lớn mạnh và đóng góp vào phát triển đất nước.

Việt Nam nên làm gì để khởi động nhanh, thành công ngành điện gió ngoài khơi và thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này? - đây là những câu hỏi được đặt ra tại Lễ công bố Báo cáo 'Chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi cho kịch bản phát triển nhanh của Việt Nam' do Đại sứ quán Na Uy phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức sáng nay 4/10, tại Hà Nội

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, để đạt mục tiêu 17-18 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2024, ngành Du lịch Việt Nam sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch trong quý IV/2024; trong đó, nhiều hoạt động hướng đến thị trường Ấn Độ với tiềm năng khách du lịch có mức chi phí cao.