'Đoài Melody' thu hút hàng nghìn du khách đến Sơn Tây
Chương trình bao gồm các trích đoạn opera nổi tiếng và một số tác phẩm có giá trị của nền âm nhạc Việt Nam, thu hút rất nhiều người dân đến không gian mở phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây để thưởng thức.
20 giờ tối, khi bắt đầu chương trình, không gian xung quanh sân khấu tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây đã chật kín. 64 năm sinh sống ở thị xã Sơn Tây, đây là lần đầu tiên bà Đỗ Thị Kim Nhung được thưởng thức những giai điệu đẹp đẽ, trong đó có ca khúc “Sơn Tây Thành cổ” – một trong những ca khúc do Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng phổ nhạc, được Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji, thể hiện.
Bà Đỗ Thị Kim Nhung (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi được sinh ra và lớn lên ở đây đã 64 năm nhưng lần đầu tiên có một chương trình ca nhạc mà người ta hay nói là ca nhạc quý tộc đã có ở Sơn Tây. Rất mong sẽ có nhiều chương trình như này nữa để người dân nơi đây được tiếp cận, nhất là thế hệ trẻ vì đây là một nền âm nhạc kén người nghe. Hôm nay cũng là buổi người Sơn Tây được nghe lại những bài ca đi cùng năm tháng của người Hà Nội. Rất là vui và xúc động. Chương trình được tổ chức rất là quy mô, cầu kì và hoành tráng nhất từ trước tới nay".
Những ca khúc về Sơn Tây, những ca khúc về Hà Nội kiêu hùng được chuyển soạn cho dàn nhạc giao hưởng mang lại âm hưởng mới mẻ, độc đáo. Bà Hoàng Thúy Hòa (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) khi biết chương trình được trình diễn tại quê nhà, đã không ngần ngại đi 30 km để được nghe buổi hòa nhạc đặc sắc về xứ Đoài, về Hà Nội thân yêu: "Tôi về Sơn Tây cũng là nơi chôn rau cắt rốn. Hôm nay, tôi rất tự hào vì đã có buổi hoà nhạc về Sơn Tây".
Trong phần kết chương trình, nhạc trưởng Honna Tetsuji cùng Dàn nhạc giao hưởng quốc gia trình diễn những bản giao hưởng kinh điển: Phiên chợ Ba Tư, Vũ khúc Hungary số 6, Cuộc diễu hành của những người lính Thụy Sĩ.
Chương trình không chỉ đem nhạc thính phòng đến gần hơn với người dân mà còn góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa - du lịch, nghệ thuật qua âm nhạc, nhằm phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô trong giai đoạn mới.
Tối 26/12, tại Nhà hát Hồ Gươm, khán giả Thủ đô và cả nước đã được thưởng thức một đêm bùng nổ của 15 thí sinh tham dự chung kết Tiếng hát Hà Nội 2024.
Phim điện ảnh "Cám" sẽ góp mặt trong Liên hoan phim quốc tế Rotterdam (IFFR) lần thứ 54 tại Hà Lan. "Cám" lọt hạng mục Limelight dành cho các tác phẩm tuyển chọn có kịch bản gốc độc đáo, đậm văn hoá.
Sau nhiều đồn đoán trên mạng xã hội, mới đây, VTV chính thức thông báo, chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo Quân" sẽ lên sóng đúng hẹn vào đêm Giao thừa 2025.
Tối 25/12, Chung kết cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, với sự tham gia của 15 giọng ca chia thành 3 dòng nhạc: Dân gian, Thính phòng, Nhạc nhẹ. Vượt qua gần 700 thí sinh đăng ký dự thi, thí sinh Nguyễn Mộc An đã giành ngôi vị cao nhất cuộc thi.
Các nhà bán lẻ đang mở các cửa hàng sang trọng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quần áo sang trọng dành cho trẻ em. Sự thành công của Tuần lễ thời trang trẻ em 2024 mới đây là minh chứng rất rõ cho tiềm năng của thị trường này.
Tối 25/12, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra đêm Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024. Quán quân Tiếng hát Hà Nội 2024 chính thức "gọi tên" thí sinh Nguyễn Mộc An, 22 tuổi.
0