Doanh nghiệp bất động sản khó khăn về vốn

Lượng hàng tồn kho lớn cùng những áp lực về đáo hạn trái phiếu, các ngân hàng siết các điều kiện cho vay khiến doanh nghiệp bất động sản loay hoay trong bài toán xoay xở dòng tiền.

Theo dữ liệu từ Vietstock Finance, đến hết quý II năm nay, lượng tồn kho của 110 doanh nghiệp bất động sản đã niêm yết là 490.400 tỷ đồng, phần lớn ở các dự án cũ, lượng hàng thành phẩm chưa bán hết. Những tên tuổi hàng đầu trong danh sách là: Novaland, Khang Điền, Nam Long Group, Phát Đạt...

Lượng hàng tồn kho lớn nhưng giá nhà, đất vẫn tăng cao phi lý bởi hầu hết hàng tồn thuộc phân khúc cao cấp như biệt thự liền kề trong khi nhà giá rẻ đáp ứng nhu cầu ở thực lại khan hiếm.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho biết: “Hiện cả nước có trên 1.200 dự án tương đương với trên 30 tỷ USD nằm bất động chờ rà soát, thanh tra. Việc ách tắc pháp lý trong nhiều năm khiến tồn kho BĐS dở dang liên tục tăng, gây khó cho doanh nghiệp, khiến "sức khoẻ" tài chính của nhiều doanh nghiệp BĐS suy yếu”.

Bên cạnh khó khăn về tồn kho lớn thì việc siết cho vay BĐS từ các ngân hàng cũng khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh lao đao. TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế tài chính, cho biết: “Chúng ta biết rằng thị trường BĐS vẫn đang thiếu vốn, các ngân hàng rất cẩn thận trong các vấn đề cung cấp nguồn vốn cho thị trường BĐS, đặc biệt là khi nhiều nợ xấu là nợ xấu BĐS. Thành ra từ đây đến cuối năm, thị trường BDS vẫn còn phát triển chậm”.

Đến hết quý II năm nay, lượng tồn kho của 110 doanh nghiệp bất động sản đã niêm yết là 490.400 tỷ đồng.

Khi việc tiếp cận vốn từ ngân hàng hay trái phiếu doanh nghiệp khó hơn trước, các doanh nghiệp bất động sản buộc phải tính đến các phương án khác. Theo các chuyên gia, ngoài sự chủ động đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tránh sự phụ thuộc vào một vài kênh truyền thống thì các doanh nghiệp buộc phải tính đến các phương án giảm giá sản phẩm, tăng thanh khoản, thu hồi vốn.

Ông Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho biết: “Các doanh nghiệp phải tự mình vượt qua khó khăn để hoàn thành được kế hoạch sản xuất kinh doanh. Và muốn như vậy doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực để hoàn thành dứt điểm những dự án đã có điều kiện để hoàn thành và có thể kinh doanh được. Về mặt giá cả, doanh nghiệp cũng phải xem xét giá cả phù hợp trong điều kiện hiện nay để từ đó người mua có thể chấp nhận mua các dự án đó”.

Có thể thấy, từ nay đến cuối năm, dòng vốn vẫn là điểm yếu đối với các doanh nghiệp BĐS. Để giải bài toán này, bên cạnh những hỗ trợ của chính phủ, các doanh nghiệp cần nỗ lực tái cấu trúc. Quan trọng hơn, những thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành 3 bộ luật mới cần sớm được thực thi nhằm tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án BĐS.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thanh Oai sẽ dừng các phiên đấu giá 197 thửa đất trong tháng này nhằm đảm bảo công tác đấu giá quyền sử dụng đất theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.

Nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Công trình xanh 2024, những tham luận trong phiên toàn thể về phát triển công trình xanh tại Việt Nam đã đề cập đến nhiều giải pháp quan trọng.

Lượng hàng tồn kho lớn cùng những áp lực về đáo hạn trái phiếu, các ngân hàng siết các điều kiện cho vay khiến doanh nghiệp bất động sản loay hoay trong bài toán xoay xở dòng tiền.

Tại Hội nghị công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn đến 2030, tầm nhìn 2050, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM cần tránh dàn trải khi phát triển đô thị, đặc biệt cần quan tâm đến mức sống của người dân.

Qua rà soát việc tổ chức đấu giá đất tại 2 huyện Thanh Oai và Hoài Đức thời gian qua, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cho biết đã xác định có 3 vấn đề tồn tại cần khắc phục.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo “Thông tư quy định chi tiết về xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn”.