Doanh nghiệp Đức chuyển sang dùng điện mặt trời và gió
Hưởng ứng kế hoạch này, các doanh nghiệp Đức đang đẩy mạnh chuyển sang năng lượng xanh, bền vững để tiết kiệm chi phí.
Nhiều tháng qua, anh Philip Matthias đã thuyết phục cha mình lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà Công ty Sản xuất kim loại Tridelta của gia đình ở bang Thuringia (Đức) để cắt giảm chi phí điện năng và khí thải các bon.
Ban đầu còn hoài nghi về khoản đầu tư 2,3 triệu euro - một khoản tiền đáng kể đối với công ty tầm trung như Tridelta, nhưng cha anh sau đó đã quyết định tăng gần gấp đôi công suất của dự án, lắp đặt các tấm quang điện có thể cung cấp năng lượng cho công ty Tridelta và khoảng 900 ngôi nhà lân cận.
Anh Philip Matthias cho biết: “Các hệ thống quang điện sẽ hoàn vốn trong khoảng 7,5 năm. Nhà sản xuất bảo hành 20 năm. Điều đó có nghĩa đây là một khoản đầu tư cực kỳ sinh lợi”.
Kể từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine vào đầu năm 2022 và sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga sang Đức, Berlin đã đưa ra nhiều ưu đãi để khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời. Mặc dù Đức có công suất sản xuất điện gió và mặt trời lớn nhất châu Âu, nhưng các công ty vừa và nhỏ của nước này vẫn chưa được hưởng lợi từ giá điện thấp hơn do phí lưới điện và thuế cao. Bằng cách tự sản xuất điện mặt trời, các công ty này tránh được các khoản thuế và phí này.
Theo dữ liệu Hiệp hội Năng lượng Đức (BDEW), các công ty nước này đã tiêu thụ khoảng 69% lượng điện quốc gia vào năm 2023. Trong khi đó, dữ liệu của hiệp hội năng lượng mặt trời BSW cho biết công suất pin mặt trời mới được lắp đặt trên mái của khu vực doanh nghiệp tăng 81% trong bốn tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức tăng 1% tại khu vực dân cư.
Một cuộc khảo sát vào tháng 5 vừa qua của Công ty nghiên cứu thị trường YouGov tiết lộ hơn một nửa số công ty Đức đã lên kế hoạch lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trong ba năm tới. Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức dự báo gần như tất cả các hãng chế tạo ở quốc gia châu Âu này sẽ sử dụng năng lượng mặt trời vào năm 2030.
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán đầy thách thức với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhằm đảm bảo cam kết duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Liên minh châu Âu (EU) đã dành nhiều tháng để chuẩn bị ứng phó với sự trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, ông Trump được cho là sẽ thực hiện các chính sách đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử, trong đó có chính sách nhằm vào vấn đề thương mại với EU, như ngành công nghiệp ô tô, nguồn cung năng lượng hay thuế quan.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa đưa ra cảnh báo rõ ràng về các cuộc chiến thương mại tiềm tàng, trong bối cảnh có nhiều quan ngại về khả năng xảy ra cuộc chiến thuế quan sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thuế với một loạt đối tác thương mại.
Thành phố Gaza đang tiến hành lắp đặt các khu lều tạm để đón người dân Palestine quay trở về theo đúng mốc thời gian của thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas.
Từ việc giải quyết các cuộc xung đột lớn trên thế giới tới mối quan hệ ngoại giao với các đồng minh và đối thủ cạnh tranh, thuế quan, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tóm lược những định hướng đối ngoại gửi tới Diễn đàn kinh tế thế giới đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ.
Bộ Quốc phòng Nga đưa tin: Lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 121 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine trong đêm qua trên 13 khu vực của Nga. Đây là cuộc tấn công lớn nhất bên ngoài khu vực tác chiến quân sự đặc biệt kể từ đầu năm 2025.
0