Doanh nghiệp được sản xuất vàng miếng, giá vàng sẽ thế nào?

Giá vàng miếng SJC chiều nay giảm tiếp xuống dưới mốc 80 triệu đồng/lượng. Còn vàng nhẫn tiếp tục tăng lên hơn 69 triệu đồng/lượng.

Chiều nay (25/3) giá  vàng miếng SJC niêm yết ở mức 77,9-79,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn 24k giao dịch quanh mức mức 67,95-69,35 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới hiện là 14,4 triệu đồng/lượng, giảm mạnh so với mức chênh lệch hơn 16,2 triệu đồng/lượng một tuần trước đó.

Theo các doanh nghiệp vàng, khi xoá bỏ độc quyền, nhiều doanh nghiệp được cùng tham gia sản xuất sẽ giúp tăng nguồn cung vàng miếng và chắc chắn giá vàng của Việt Nam sẽ tiệm cận với giá vàng thế giới.

Giao sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp, không nên tập trung vào một doanh nghiệp

Ông Nguyễn Đức Anh, Phó Tổng giám đốc Bảo Tín Mạnh Hải, cho rằng: "Sự thay đổi này sẽ giúp tăng nguồn cung vàng miếng, thị trường vàng miếng sẽ minh bạch, ổn định hơn và giá vàng sẽ sát với giá vàng thế giới hơn. Thay đổi sẽ giúp chống vàng hóa nền kinh tế, tình trạng buôn lậu vàng sẽ suy giảm."

Bỏ độc quyền vàng miếng SJC cùng với những chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến thị trường vàng, đặc biệt là vàng miếng, không những mang lại cơ hội lớn cho thị trường vàng Việt Nam, mà còn tạo cơ hội cho người dân có thêm lựa chọn, được mua vàng với giá hợp lý.

Doanh nghiệp được tham gia sản xuất, giá vàng sẽ thế nào ? 

Theo các chuyên gia, giá vàng  trong nước giảm sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ có thể chỉ là tạm thời. Về lâu dài, điều quan trọng là phải nhanh chóng sửa đổi Nghị định 24, dùng công cụ thuế để điều tiết những giao dịch có tính chất đầu cơ. Có như thế, thị trường vàng mới ổn định.

Phải nhanh chóng sửa đổi Nghị định 24, dùng công cụ thuế để điều tiết những giao dịch có tính chất đầu cơ

Chuyên gia Kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng: "Chúng tôi cho rằng việc giao sản xuất vàng miếng nên lựa chọn một số doanh nghiệp, chứ không nên tập trung vào một doanh nghiệp nào đó. Không nên chuyển từ độc quyền nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp vì như vậy là không hợp lý. Nên lựa chọn một số doanh nghiệp, với điều kiện nhất định, trong từng thời điểm, sẽ được phép nhập vàng cũng như là in dập vàng miếng phù hợp với các điều kiện. Họ là người tự chịu trách nhiệm về chất lượng, các thông số. Như vậy sẽ mang tính cạnh tranh trên thị trường hơn".

Thị trường vàng thế giới đang ở chu kỳ đi lên. Nếu không có biện pháp thực thi trên thị trường thì những điều tiết hiện nay chỉ có tính chất tạm thời. Ngân hàng Nhà nước đã chủ động đề xuất để các doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất vàng miếng, tuy nhiên bao giờ điều này mới được thực hiện? Trao đổi với phóng viên Đài Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước cho biết chưa chốt thời gian triển khai mà đang chờ được phê duyệt đề xuất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty Cổ phần Bông Sen, doanh nghiệp liên quan đến sai phạm của Vạn Thịnh Phát, đang chậm trả 4.800 tỷ nợ gốc và hơn 1.060 tỷ lãi trái phiếu.

Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng công khai lãi suất cho vay bình quân. Đây được kỳ vọng là một trong những giải pháp để người dân, doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng vay với lãi suất rẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lãi suất cho vay bình quân cần phải sát với nhu cầu thực tế, chứ không chỉ là bình phong.

Trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng về quản lý, giám sát việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, Bộ Tài chính cho biết trong năm nay có 92 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, tổng nợ vay đáo hạn hơn 99.500 tỷ đồng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đã kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép, nhôm của Trung Quốc, với lí do cạnh tranh không công bằng. Động thái này có nguy cơ đẩy căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế đầu tàu thế giới thêm trầm trọng, với phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.

Một tháng trở lại đây, giá vàng thế giới liên tục xác lập mức đỉnh mới, lượt khách giao dịch vàng nhẫn trơn 24K tại các cửa hàng kinh doanh vàng trở nên nhộn nhịp. Vàng nhẫn trơn 24K trước đây được chuộng làm quà biếu, tặng nhưng nay nhiều người tìm mua để tích lũy khi giá tăng cao kỷ lục.

Nhiều vướng mắc về mặt bằng, pháp lý dự án, cấp phép xây dựng,...khiến các khu cụm công nghiệp tại Hà Nội không thể đi vào hoạt động dù hạ tầng đã hoàn thiện, gây lãng phí nguồn lực, tài nguyên đất đai.