Doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất

Nhiều vướng mắc về mặt bằng, pháp lý dự án, cấp phép xây dựng,...khiến các khu cụm công nghiệp tại Hà Nội không thể đi vào hoạt động dù hạ tầng đã hoàn thiện, gây lãng phí nguồn lực, tài nguyên đất đai.

Đất trống bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Tại cụm công nghiệp Đại Thắng, các hạng mục như hệ thống điện, đường nội bộ, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước đã được nghiệm thu, nếu không hoạt động thường xuyên sẽ nhanh chóng xuống cấp. Hàng trăm, nghìn tỷ đồng của các chủ đầu tư bỏ ra, song dự án vẫn chỉ nằm chờ, trong khi tiền lãi ngân hàng, tiền thuê đất vẫn phải trả.

Đất trống bỏ hoang, doanh nghiệp vẫn chưa thể khai thác gì dù đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng.

Bà Phạm Thuỳ Trang, Giám đốc CTCP Hanel Mirolin, Chủ đầu tư Cụm công nghiệp Đại Thắng, cho biết: “khó khăn trong giải phóng mặt bằng là một trong những vấn đề lớn nhất được nhiều doanh nghiệp đề cập trong buổi đối thoại với giữa thành phố Hà Nội với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu cụm công nghiệp, diễn ra mới đây. Có doanh nghiệp chỉ vướng vài phần trăm diện tích chưa giải phóng xong mặt bằng mà tất cả phải dừng lại chờ đợi kéo theo nhiều hệ lụy”.

Chủ đầu tư cho biết đã 6 năm kể từ khi được cấp phép xây dựng, đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa thể khai thác gì dù đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Những vướng mắc về chuyển đổi pháp lý, quyết định giao đất nộp tiền hằng năm,… khiến nhà xưởng chưa thể xây dựng.

Vướng vài phần trăm diện tích chưa giải phóng xong mặt bằng mà tất cả phải dừng lại chờ đợi
Dự án đầu tư cả trăm tỷ vẫn vướng mắc thủ tục chưa được tiếp tục triển khai

Chính quyền thành phố Hà Nội cam kết sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hỉ đạo các đơn vị liên quan tháo gỡ, thúc đẩy phát triển các khu cụm công nghiệp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung bốn tháng đầu năm 2024, cả nước có 81,3 nghìn doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong Đại hội đồng Cổ đông thường niên của Masan (mã chứng khoán là MSN), bên cạnh các báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm mới sắp ra mắt của công ty thành viên Masan Consumer cũng thu hút sự chú ý của người tham dự. Đó là "cơm tự chín".

Hôm nay (25/4), tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Một trong những phát biểu đáng chú ý nhất tại sự kiện chính là việc, chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết sẽ tài trợ thêm 1 tỉ USD cho VinFast trong thời gian tới.

Tính từ đầu năm đến nay, đồng Đô la Mỹ đã tăng khoảng 4,76%. Áp lực tỉ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Công ty Cổ phần Bông Sen, doanh nghiệp liên quan đến sai phạm của Vạn Thịnh Phát, đang chậm trả 4.800 tỷ nợ gốc và hơn 1.060 tỷ lãi trái phiếu.

Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng công khai lãi suất cho vay bình quân. Đây được kỳ vọng là một trong những giải pháp để người dân, doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng vay với lãi suất rẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lãi suất cho vay bình quân cần phải sát với nhu cầu thực tế, chứ không chỉ là bình phong.