Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay

Theo thống kê, 97% số doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có cả những hợp tác xã nông nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp này có nhu cầu vay vốn lớn nhưng khó tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng.

Đây là những doanh nghiệp có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động và đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Tại Hội nghị Đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền TP.HCM do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM và Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư TP.HCM tổ chức, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mong được vay vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng để đáp ứng sản xuất, bởi trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thì tài sản đảm bảo tiếp tục là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong quyết định giải ngân vốn vay ưu đãi của các ngân hàng thương mại.

98% doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, với quy mô vốn, năng lực tài chính, trình độ quản trị còn hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa không có báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo thuế lại có sự khác biệt với báo cáo tài chính nội bộ, chứng từ kế toán không đáp ứng các chuẩn mực theo quy định nên ngân hàng khó xem xét cấp tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết việc tiếp cận tín dụng cần nhìn nhận từ hai phía, ngân hàng và doanh nghiệp. Đứng ở góc độ ngân hàng, dù cần đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn phải thận trọng để kiểm soát rủi ro nợ xấu, không thể cho vay bằng mọi giá. Ngành ngân hàng đã và sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt; đồng thời cần sự tiếp tục đồng hành của các bộ, ngành, địa phương và thông qua các giải pháp đồng bộ tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vươn lên trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn. Đặc biệt là đẩy mạnh chương trình kết nối doanh nghiệp ngân hàng trong những tháng cuối năm, đối thoại và lắng nghe những vướng mắc của doanh nghiệp để có giải pháp kịp thời hỗ trợ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

VN-Index trải qua phiên giao dịch khá giằng co, tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng khi mùa báo cáo tài chính quý 3 vừa đi qua. Tuy nhiên chỉ số vẫn duy trì ở mức tăng.

Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2023 và vượt qua tổng lượng gạo nhập khẩu năm 2023 của Philippines theo tính toán của cơ quan này.

Thị trường trái phiếu Chính phủ trong 10 tháng của năm đã có những kết quả khả quan, giá trị huy động đạt 75,6% kế hoạch năm. Hoạt động giao dịch diễn ra sôi nổi với giá trị giao dịch bình quân phiên tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo giữa lúc giá mặt hàng này trên thị trường thế giới lao dốc. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 năm nay ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Đó là nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về thực trạng kinh tế Việt Nam.