Doanh nghiệp Việt sẵn sàng làm dự án đường sắt cao tốc

Chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Dự án có tổng mức đầu tư xấp xỉ 70 tỷ USD với tổng chiều dài 1.541km, theo phương án thiết kế có hơn 900km cầu cạn, 133km hầm và 23 ga hành khách. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là thời điểm “chín muồi” để các doanh nghiệp Việt có đủ năng lực chớp lấy cơ hội.

Là doanh nghiệp xây dựng sở hữu công nghệ xử lý nền móng và công trình ngầm tiên tiến, đại diện Công ty Cổ phần Fecon cho biết đã sẵn sàng để tham gia vào dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong các công đoạn như thi công cọc móng, tường chắn, cầu cạn, và giải pháp đào đường ngầm qua núi. Bởi hạ tầng đường sắt có yêu cầu rất cao về tính chính xác và độ ổn định ngay khi thi công xong, không có thời gian chờ lún sau thi công và đây lại chính là lợi thế của doanh nghiệp.

Ông Hồ Đức An - Trưởng Ban Kỹ thuật và Nghiên cứu phát triển - Công ty Cổ phần Fecon cho biết: "Chúng tôi cũng đã nghiên cứu rất kỹ các dự án và chúng tôi nhận thấy các dự án có thể chia làm hai hợp phần, thứ nhất là các công trình dưới đường ray bao gồm nhà ga, kết cấu hạ tầng giao thông, cầu, đường, hầm và các công trình dọc tuyến để bảo vệ mái dốc và bảo vệ an toàn trong quá trình chạy tàu. Và Công ty Fecon chúng tôi cũng có quá trình hình thành, phát triển và hoàn toàn tự tin có thể đảm nhận được".

Thực tế, mức độ nội địa hóa của các dự án đường sắt đô thị hiện tại là khoảng 30%, nhưng các chuyên gia kỳ vọng con số này sẽ được nâng lên trên 70% tại các dự án trong tương lai. Việc nội địa hóa không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn thúc đẩy GDP và giữ lại nguồn thu cho nền kinh tế nội địa.

Dự án đường sắt tốc độ cao có tổng chiều dài hơn 1.500km, trong đó có 60% kết cấu cầu, 10% kết cấu hầm và còn lại là kết cấu nền đất sẽ mang lại cơ hội lớn cho các nhà thầu xây lắp hạ tầng giao thông trong nước. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất hiện nay là các doanh nghiệp nội chưa có kinh nghiệm làm đường sắt tốc độ cao. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp có thể liên kết, hợp tác chủ động tiếp nhận và chuyển giao công nghệ, hợp lực để tiếp tục nghiên cứu cải tiến, phát triển, từng bước làm chủ công nghệ, phấn đấu sớm xây dựng một công nghệ đường sắt tốc độ cao “made in Vietnam ”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngành tài chính dự kiến số thu từ thuế thu nhập cá nhân khoảng 160.000 tỷ đồng, tuy nhiên, theo thông tin từ Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), số thu từ thuế thu nhập cá nhân cả năm ước thực hiện là 189.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Công Thương dẫn số liệu Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, trong quý IV/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,5 tỷ USD.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.

Năm 2024, thị trường trái phiếu doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành đạt tới 443.000 tỉ đồng, tăng mạnh so với mức 311.240 tỷ đồng của năm 2023.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tháng 12/2024, có trên 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước, tăng 14% so với tháng 11.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước ngày 7/1 đồng loạt được điều chỉnh giảm.