Doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động vượt khó khăn

Mặc dù thị trường tiêu thụ nói riêng và kinh tế nói chung đã có nhiều chuyển biến, nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Biến động tỷ giá đang tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm.

Biến động của tỷ giá đang tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.
Suốt từ năm 2022 đến nay, tỷ giá VND/USD liên tục tăng.

Theo tính toán, với giá USD khoảng 25.400 đồng hiện nay, đã tăng thêm hơn 1.000 đồng, tương đương 4,2% so với đầu năm, ảnh hưởng tới chi phí đầu vào, giá thành sản xuất của doanh nghiệp.

Suốt từ năm 2022 đến nay, tỷ giá VND/USD liên tục tăng. Đây gần như là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhập khẩu như chúng tôi.

Ông Hà Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty DCC - phân phối các sản phẩm máy công nghiệp.

Khác với nỗi lo về tỷ giá của các doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu lại phải đối phó với những khó khăn trong vận tải, logistics. Với những biến động tại nhiều tuyến vận tải biển có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn, giá vận chuyển thời gian qua đã tăng mạnh.

Giá vận chuyển thời gian qua đã tăng mạnh.

Không chỉ lo về giá, doanh nghiệp còn gặp khó khi thời gian vận chuyển kéo dài, thiếu phương tiện vận chuyển đúng thời hạn giao cho khách hàng.

Giảm thiệt hại từ khó khăn khách quan, bên cạnh sự chủ động của doanh nghiệp, tại thời điểm này, các giải pháp hỗ trợ của các cơ quan chức năng là rất cần thiết, như giảm chi phí logistics, kho bãi, phí hạ tầng cảng biển.

Các giải pháp hỗ trợ của các cơ quan chức năng là rất cần thiết, như giảm chi phí logistics, kho bãi, phí hạ tầng cảng biển.

Chúng tôi đã chủ động những phương án đàm phán với các đối tác trong khu vực để có thể giãn thời gian giao nhận hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp mua các bảo hiểm liên quan đến việc chậm trễ giao hàng cũng rất cần thiết.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15%, nhập khẩu tăng 15,4%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá dịch vụ vận tải container trên thế giới tăng 12%, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu “trở tay không kịp”.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết đã yêu cầu VPS ngừng ngay các hoạt động phân phối chứng chỉ chia nhỏ bất động sản.

Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ được diễn ra vào ngày 25/6/2024.

Hàng ngày có trung bình 4 - 5 triệu đơn hàng giá trị nhỏ được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam qua các sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok…

Công ty cổ phần FPT ghi nhận doanh thu 23.916 tỷ và lợi nhuận trước thuế 4.313 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã huy động gần 200 công nhân lành nghề của các công ty điện lực hỗ trợ thi công Dự án đường dây điện cao thế 500kV mạch 3.