Độc đáo cơm lam Tây Bắc

Cơm lam là món ăn giản dị mà thơm ngon, bắt nguồn từ chính cuộc sống của người dân vùng Tây Bắc từ thuở xa xưa.

Đến với miền Tây Bắc du khách có nhiều điều để khám phá về cảnh quan thiên nhiên và con người nơi đây. Độc đáo hơn cả vẫn là văn hóa ẩm thực với những món ăn hấp dẫn, phong phú làm nên thương hiệu của miền đất này.

Theo anh Vì Văn Tuyền - người dân Bản Áng, xã Đông Sang huyện Mộc Châu, Sơn La, cơm lam ra đời xuất phát từ việc đồng bào đi rừng thay vì lấy nồi thì người ta sẽ tận dụng những cây tre rồi cho gạo vào đó để nấu thành cơm. Gạo làm cơm lam là gạo nếp nương của đồng bào dân tộc Thái, có mùi thơm đặc trưng của gạo nương. Gạo làm cơm lam phải sạch và khô, khi bỏ vào ống mới không bị bám vào xung quanh. Nếu muốn ăn cơm có màu thì chúng ta lấy nước có màu cho vào, thông thường hay làm màu tím, gạo tím. Cơm lam này chấm với muối vừng và ăn cùng với các món ăn như cả pỉnh tộp, gà nướng...

Cơm lam đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực của nhiều đồng bào dân tộc.

Cùng với thời gian, cơm lam đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực của nhiều đồng bào dân tộc, trở thành thứ hàng hoá được nhiều người biết đến và rất yêu thích. Tuy mộc mạc và đơn giản, nhưng với cách nấu này, cơm lam mang hương vị thơm ngon đặc trưng. Mùi thơm của vừng, vị đậm đà của thịt nướng hòa quyện với hương thơm của cơm lam tạo nên một món ăn hấp dẫn làm say lòng người thưởng thức.

Nếu ai có dịp đặt chân đến đèo Đá trắng ở Hoà Bình hay đi du lịch Mộc Châu, Sơn La thì đừng bỏ qua món cơm lam để cảm nhận hương vị độc đáo của núi rừng Tây Bắc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cứ mỗi buổi chiều, vỉa hè, thậm chí là cả lòng đường Tố Hữu đều biến thành điểm tập kết xe thu gom rác, gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị nghiêm trọng.

Đảo giao thông tại nút giao đường Hoàng Quốc Việt – Bưởi và đường dẫn lên tuyến đường vành đai 2 trên cao được trồng nhiều cây xanh đa tầng, tạo không gian xanh mát.

Chùa Mui - ngôi cổ tự nổi tiếng được xây dựng từ thời nhà Lý, thế kỷ thứ 11, có lối kiến trúc độc đáo, được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 1999.

Chiều 26/6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố kết quả tổng kiểm tra quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc trong năm 2023 với số tiền thu được lên tới 3.062 tỷ đồng.

Theo đánh giá của tờ The Post Office UK (Bưu điện Vương quốc Anh), đô thị cổ Hội An của Việt Nam đứng đầu danh sách 10 điểm đến du lịch giá trị nhất năm 2024.

Đền Và là một trong tứ cung của xứ Đoài thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.