Độc đáo hội Gióng đền Phù Đổng

Tối 25/5 (mùng 7/4 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng, UBND huyện Gia Lâm trang trọng tổ chức lễ khai mạc hội Gióng năm 2023 và đón nhận quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Khu di tích thờ Thánh Gióng với 10 địa điểm liên quan, trong đó nổi bật là đền Phù Đổng (hay còn gọi là đền Thượng - nơi thờ phụng Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương). Đền Thượng với quy mô bề thế, gồm nhiều hạng mục kiến trúc hiện còn bảo lưu được những mảng chạm khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII - XVIII của kiến trúc đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ. Di tích đền Phù Đổng đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Cùng với các địa điểm tôn thờ Đức Thánh Mẫu và Đức Thánh Gióng, trải qua ngàn đời nay, tại Phù Đổng còn lưu dấu ấn về lễ hội diễn ra vào mùng 9/4 âm lịch hàng năm, đó là hội Gióng.

Hội Gióng đền Phù Đổng được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những lễ hội kỳ thú nhất và cổ nhất. Đó cũng là hội được biết đến nhiều nhất, có tính đại chúng nhất, thu hút hàng vạn người đến tham dự.

Nét độc đáo của lễ hội Gióng là tính cộng đồng và do cộng đồng lưu giữ, thực hành từ ngàn đời nay. Hội Gióng với hội trận tiêu biểu, thu hút sự tham gia đông đảo cộng đồng dân cư, được trình diễn bằng hệ thống các biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa Việt, chứa đựng những sáng tạo, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗi gia đình, về một nền hòa bình cho quốc gia và thế giới.

Cùng với hội Gióng tại Sóc Sơn, hội Gióng đền Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.

Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.