Độc đáo hội thả diều nghìn năm tuổi làng Bá Dương Nội
Hội thi thả diều truyền thống làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) được tổ chức vào ngày rằm tháng 3 âm lịch hàng năm, tại ngôi miếu thờ thần linh của làng.
Tham gia hội thi năm 2024 có 65 cánh diều từ 18 câu lạc bộ thả diều của 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thái Bình và Bắc Giang. Sau khi làm lễ trình tại miếu của làng, các diều đủ tiêu chuẩn sẽ được các chủ diều thả lên cao để bắt đầu chấm điểm.
Anh Phạm Văn Hải (Đan Phượng, Hà Nội), một thành viên tham gia hội thi thả diều, cho biết, theo quan niệm của dân làng, diều lên càng cao thì làng sẽ càng được thuận buồm xuôi gió, mọi người bình an, cây trồng tốt tươi, sai lộc...
Diều đạt giải nhất là diều bay được cao, đứng cánh, tiếng sáo trong veo, vi vút. Để diều bay đứng cánh, không chao đảo, người cầm dây không chỉ cần sức khỏe, lực mạnh mà còn cần độ dẻo dai, nhanh nhạy lái diều theo gió.
Tham gia hội thả diều, ông Didier Dray, du khách Pháp thích thú bày tỏ: "tôi rất hào hứng khi được tham gia, hoà vào không khí náo nhiệt ở đây. Tôi thấy mọi người chuẩn bị rất công phu, các màn thi đấu rất kịch tính, các cánh diều rất đẹp. Tôi sẽ quay trở lại đây vào mùa lễ hội năm sau".
Ông Nguyễn Đình Tuyến, Trưởng ban trọng tài Hội thi diều truyền thống, cho biết: trên mỗi con diều có 3 chiếc sáo trúc biểu tượng cho 3 cung thăng trầm của nốt nhạc. Có tiếng trống, có tiếng chiêng, có tiếng tù và. Hội thi diều làng Bá Dương Nội gửi gắm khát vọng cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt của những nông dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một nét văn hóa rất đặc trưng của nền văn minh lúa nước.
Cuối tháng 2 vừa qua, Hội diều Bá Dương Nội đã được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội thả diều hàng năm là dịp để địa phương vừa quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng quê châu thổ sông Hồng, vừa khai thác thế mạnh về danh thắng, thu hút du khách, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
Nhà thờ Lớn Hà Nội, hay ngắn gọn hơn là Nhà thờ Lớn, là cách gọi dân dã, quen thuộc của người Hà Nội khi nhắc tới công trình có tên chính thức là Nhà thờ Chính toà Thánh Giuse.
Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.
Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.
Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Chiều 10/12, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
0