Độc đáo lễ hội đón Tết hoa mào gà

Hằng năm, vào dịp tháng 10 âm lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong, đồng bào dân tộc Cống ở bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) lại rộn ràng đón Tết hoa mào gà. Tết hoa mào gà là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Cống tỉnh Điện Biên nói chung và dân tộc Cống xã Pa Thơm nói riêng.

Ngày Tết, con đường vào bản Púng Bon ngập tràn trong sắc hoa mào gà. Theo quan niệm của người Cống, hoa mào gà là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Trong ngày Tết, nam nữ dân tộc Cống đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc. Đặc biệt đối với phụ nữ dân tộc Cống, đây là dịp để họ diện những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất của mình, cùng nhau soạn sửa đón Tết hoa mào gà.

Chị Lường Thị Nhung - Bản Púng Pon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Điện Biên chia sẻ: "Phụ nữ chúng em cả từ trẻ nhỏ đến thanh niên, người già, bọn em có trang phục màu sắc, hoa văn như ngày lễ ngày Tết. Chúng em khoác lên bộ trang phục ấy để tham gia những trò chơi, hoạt động như làm lễ cúng tổ tiên để cho dân bản, người già người trẻ khỏe mạnh."

Độc đáo lễ hội đón Tết hoa mào gà

Em Hoàng Văn Đức - Bản Púng Pon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Điện Biên cho biết: "Tết của bản thì bọn em cũng xuống học hỏi các ông bà ngày xưa trang trí dịp Tết ngày này có những món đồ gì để góp phần gìn giữ phong tục dân tộc mình, vì bọn em cũng đang đi học xa không được ở gần bản."

Người chủ trì lễ cúng trong ngày Tết Hoa là già làng, người có uy tín được bà con trong bản kính trọng và cũng chính là thầy cúng trong phần lễ.

Hoa mào gà là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp trong ngày Tết, nam nữ dân tộc Cống

Trong ngày Tết, thầy cúng chuẩn bị lễ vật và tất cả các gia đình trong bản cũng sẽ mang lễ vật đến nhà thầy cúng để làm lễ báo cáo tổ tiên, thần linh về một năm vừa qua và cầu những điều may mắn trong năm mới. Lễ cúng được diễn ra trong khoảng thời gian từ 16 -18 giờ với nhiều nghi thức độc đáo.

Thầy cúng Nạ Văn Phanh – Bản Púng Pon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Điện Biên cho biết, mâm lễ cúng bao gồm chuột, củ đậu, khoai sọ, cá suối, bí, hoa mào gà và bánh, là những nông sản bà con lấy từ trên nương, dưới suối của bản. Lễ cúng Tết hoa mào gà với ý nghĩa cúng cho tất cả mọi người trong bản đều khỏe mạnh, người già không ốm đau, thanh niên đi xa làm ăn phát triển, trẻ con đi học giỏi dang, trâu bò lợn gà không dịch bệnh, mùa màng bội thu.

Nam nữ dân tộc Cống đều mặc trang phục truyền thống.

Bản Púng Bon là nơi sinh sống của hơn 50 hộ, hơn 250 nhân khẩu người dân tộc Cống một trong những dân tộc rất ít người của tỉnh Điện Biên. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình, dự án hỗ trợ đã góp phần ổn định cuộc sống của đồng bào nơi đây. Đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Cống ngày một cải thiện, cơ sở hạ tầng kinh tế ngày một nâng cao, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững.

Ông Nguyễn Tiến Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết, trên địa bàn huyện Điện Biên có đồng bào dân tộc Cống, một trong những đồng bào dân tộc đặc biệt ít người và có khó khăn đặc thù.

Tết hoa mào gà là nghi lễ độc đáo và quan trọng nhất của đồng bào người Cống

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong thời gian vừa qua cấp ủy, chính quyền huyện Điện Biên cũng đã tổ chức triển khai thực hiện rất nhiều những chương trình, dự án, cơ chế chính sách để hỗ trợ đồng bào dân tộc Cống trên địa bàn.

Đối với phần cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân định cư cũng như phát triển sinh kế thì cấp ủy chính quyền của huyện Điện Biên cũng đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần cho bà con nhân dân.

Đời sống tinh thần của người Cống khá phong phú với nhiều nghi lễ. Trong đó, Tết hoa mào gà là nghi lễ độc đáo và quan trọng nhất của đồng bào người Cống, là dịp để mọi người cùng hướng về cội nguồn, để con cháu tạ ơn ông bà, cha mẹ; tạ ơn trời đất, thần linh… đã phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con người khỏe mạnh; cầu xin những điều tốt đẹp cho một năm mới...Tết hoa mào gà chứa đựng những yếu tố văn hóa tích cực gắn với xã hội của người Cống, phản ánh sinh động đời sống và bản sắc người dân tộc Cống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.