Độc đáo lễ rước nước tại hội đình Chèm 2024

Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội nhằm để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn, mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Nghi lễ rước nước được khởi hành từ đình, đi xuống bến ngự. Trong lúc đó các thành viên của đội rước diễn lại sự tích khi Đức Thánh Chèm ra trận. Đi đầu là đội múa rồng do các thanh niên đảm nhiệm, tiếp sau là đội đánh trống, đánh chiêng. Và cuối cùng là đội quân phù giá đóng khố màu đỏ, nay được thay bằng váy, thắt lưng đỏ, khăn đỏ đội đầu, khăn đỏ bịt khẩu khiêng kiệu Ông và kiệu Bà.

Đoàn rước nước bắt đầu xuất phát từ đình Chèm với sự tham gia của hơn 100 người, đi đầu là đội múa rồng, đánh trống, đánh chiêng. Ảnh: TTXVN.

Trước khi tham gia bất cứ một nghi lễ nào đội phù giá cũng phải vào đình làm lễ. Khi làm lễ, ông tiểu hiệu sẽ hô hiệu lệnh để mọi người làm theo, đồng thời cũng tùy từng hoàn cảnh để hô cho đúng. Tiểu hiệu hô "khoan thanh", những người phù giá phải dùng quạt che miệng reo "ù chóe, ù chóe, ù chóe".

Trong lúc thuyền quay, mọi người thả vòng càn khôn (bằng cây song) để Chủ tế dùng gáo đồng múc nước vào chóe. Ảnh: TTXVN.

Xuống tới bến, đoàn rước lần lượt xuống thuyền, sau đó chèo ra đến đoạn cửa đình nơi gần giữa sông Hồng, thuyền chính quay ba vòng để lấy nước. Người được chọn lấy nước là một ông già mặc lễ phục áo the, khăn xếp, dùng gáo múc nước sông cho vào ba cái chĩnh cổ, nước được lấy về để làm lễ Mộc Dục tắm bài vị cho Đức Thánh.

Lễ hội đình Chèm được tổ chức thường niên nhằm tỏ lòng tri ân công đức đối với Đức Thánh Chèm. Đây cũng là dịp để những người con xa quê hương tìm về nguồn cội cũng như du khách thập phương tìm hiểu về những nét đẹp văn hoá truyền thống của mảnh đất và con người nơi đây. Sâu xa hơn, lễ hội cũng là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng thời xưa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Áp lực cuộc sống dường như đang vắt kiệt dần sức sống của những cư dân đô thị. Nhưng đô thị cũng là nơi góp phần thúc đẩy những mối quan hệ, khiến người ta gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ những mất mát, nỗi cô đơn. Sợi dây kết nối ấy để biết rằng mình đang sống.

Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).

Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.