Độc đáo nghệ thuật thêu thiếc ở Trung Quốc

Tại Công viên Văn hóa Dân tộc ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đang diễn ra các buổi trình diễn thời trang nhằm tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể; trong đó, những bộ trang phục sử dụng kỹ thuật thêu thiếc tinh xảo của các nghệ nhân dân tộc Miêu đặc biệt thu hút sự chú ý.

Kỹ thuật thêu thiếc của dân tộc Miêu đòi hỏi nhiều công đoạn rất phức tạp và công phu, bao gồm nhiều bước như kéo sợi, dệt, thêu, thêm họa tiết hoa, sửa họa tiết và phủ thiếc.

Cô Zhang Jing, Phó giáo sư thiết kế nghệ thuật, Đại học Dân tộc Quý Châu cho biết: “Trong thêu thiếc, một số loại vải tối màu sẽ được kết hợp làm nền cho những hoa văn thêu bằng sợi thiếc màu bạc, qua đó tạo nên sự tương phản. Đây là phong cách đặc trưng trong thêu truyền thống của dân tộc Miêu”.

Riêng công đoạn kéo sợi đã mất vài tháng, vì để tạo ra một tác phẩm thêu thiếc, cần hàng nghìn dải thiếc, mỗi dải được cắt tỉ mỉ thành những sợi chỉ mỏng vài milimet. Do đó, một sản phẩm thêu thiếc hoàn chỉnh có thể mất thời gian đến vài năm. Sản phẩm tạo ra vô cùng độc đáo và kỳ công.

Kỹ thuật thêu thiếc của dân tộc Miêu đòi hỏi nhiều công đoạn rất phức tạp và công phu
Kỹ thuật thêu thiếc của dân tộc Miêu đòi hỏi nhiều công đoạn rất phức tạp và công phu.

Anh Wu Guanglei, khán giả đến buổi trình diễn chia sẻ: “Thêu thiếc khác biệt so với các loại thêu khác. Nó tạo ra một hiệu ứng thị giác lấp lánh cho bộ trang phục trên sàn diễn”.

Cô Vương Hoành Thạch, 44 tuổi là một người gắn bó sâu sắc với kỹ thuật thêu thiếc từ khi còn nhỏ. Khi mới 7 tuổi, cô Vương Hoành Thạch đã bắt đầu học nghề thủ công phức tạp này từ gia đình. Với hơn 30 năm trong nghề, cô Vương Hoành Thạch không chỉ thành thạo kỹ thuật thêu thiếc mà còn trở thành một nghệ nhân thêu thiếc tiêu biểu cấp quốc gia.

Những bộ trang phục sử dụng kỹ thuật thêu thiếc tinh xảo của các nghệ nhân dân tộc Miêu đặc biệt thu hút sự chú ý.
Những bộ trang phục sử dụng kỹ thuật thêu thiếc tinh xảo của các nghệ nhân dân tộc Miêu đặc biệt thu hút sự chú ý của khán giả.

Hiện tại nghệ thuật thêu thiếc chỉ còn tồn tại tại huyện Kiến Hòa ở khu vực sinh sống của dân tộc Miêu và dân tộc Đồng. Nghệ thuật truyền thống này đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2006.

Để đảm bảo rằng nghề thêu thiếc được kế thừa và gìn giữ, ba cơ sở đào tạo đã được thành lập tại huyện Kiến Hòa, tỉnh Quý Châu, với ít nhất 9 buổi đào tạo kỹ năng thêu thiếc được tổ chức mỗi năm. Hiện tại, hơn 600 người thợ thêu đã thành thạo kỹ năng này. Ngoài ra, giới chức Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động quảng bá nghề thêu thiếc để giúp người dân và du khách hiểu thêm về nghệ thuật thủ công này, qua đó góp phần bảo tồn di sản truyền thống của đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 19/9, bão Pulasan đã đổ bộ vào tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc với sức gió gần tâm bão đạt 90 km/h.

Một chiếc thuyền cánh ngầm chạy bằng điện đã thực hiện thành công hải trình dài tới 777 km trong 24 giờ, từ thủ đô Stockholm của Thụy Điển tới đảo Aland thuộc vùng biển Baltic.

Chính quyền Liban hôm qua thông báo cấm máy nhắn tin và bộ đàm trên các chuyến bay từ sân bay Beirut, sau khi hàng nghìn thiết bị này phát nổ trong cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào phong trào Hồi giáo Hezbollah xảy ra trong tuần này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt đang tiếp tục, nước này đã tăng cường đáng kể việc sản xuất các loại vũ khí đặc biệt theo yêu cầu, đồng thời cải thiện các tính năng của chúng.

Chính quyền Cộng hòa Séc thông báo hôm 18/9 lại có thêm một người dân nước này tử vong vì lũ lụt, nâng số nạn nhân tại quốc gia này lên bốn người và tại khu vực Trung Âu lên ít nhất 23 người.

Uỷ ban châu Âu (EC) xác nhận Liên minh châu Âu (EU) tới đây sẽ trích 100 triệu euro từ thu nhập khối tài sản bị đóng băng của Nga ở phương Tây cho Ukraine để mua máy sưởi và bố trí nơi trú ẩn ấm áp trong mùa đông sắp tới.