Độc đáo ngôi làng trăm năm làm nghề cắt tóc

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Nghệ nhân Phạm Duy Hào, Chủ tịch  Làng nghề truyền thống tóc Kim Liên, Hà Nội chia sẻ: “Cũng từ đó nghề cắt tóc, cạo râu được người dân làng Kim Liên “cha truyền con nối. Người thợ làng nghề còn từng được vua Bảo Đại mời vào cung cắt tóc.”

Nghề cắt tóc có giá trị như thế nhưng cũng từng đứng trước nguy cơ mai một.

Nghề cắt tóc từng là một trong những nghề “ăn nên làm ra” nhất của người dân làng Kim Liên, đặc biệt là thời kỳ Pháp thuộc. Khi ấy có đến 70% người làm nghề, nhiều gia đình có đến 3-4 thế hệ. Kỹ thuật cắt tóc ở đây cũng rất đặc biệt.

Nghề cắt tóc có giá trị như thế nhưng cũng từng đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, đến nay nhiều người vẫn miệt mài tiếp nối truyền thống làm đẹp cho đời của cha ông. Làng nghề truyền thống tóc Kim Liên hiện có 40 người làm nghề, trong đó có 9 nghệ nhân.

Làng nghề truyền thống tóc Kim Liên hiện có 40 người làm nghề, trong đó có 9 nghệ nhân

Để khôi phục và duy trì nghề truyền thống cứ vào giữa tháng 3 âm lịch hằng năm, trong ngày hội làng truyền thống tại Đình - Đền Kim Liên người dân làng nghề lại làm lễ giỗ tổ nghề. Đặc biệt là tổ chức các cuộc thi và cắt tóc miễn phí cho người dân.

Ngày nay xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng các thế hệ người dân làng Kim Liên vẫn miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của cha ông, làm đẹp cho đời và góp phần làm phong phú thêm cho mảnh đất trăm nghề - Thăng Long, Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lần đầu tiên một công trình kiến trúc Việt Nam được ghi nhận tại Hội nghị kiến trúc quốc tế "The World Around 2024", đó là công trình "Bảo tàng đạo Mẫu" (xã Hiền Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) do kiến trúc sư Nguyễn Hà thiết kế.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai định danh số các cổ vật triều Nguyễn và tổ chức triển lãm trên không gian số.

Do giá vé máy bay tăng cao, nhiều công ty lữ hành chọn giải pháp phát triển sản phẩm đường bộ, đường thủy, đường sắt trong dịp hè 2024.

Ngày 17/5 tới đây, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”.

Trải qua hàng trăm năm phát triển, làng Cự Đà thuộc xã Cự Kê, huyện Thanh Oai, Hà Nội, vẫn giữ cho mình vẻ đẹp yên bình, cổ kính. Đây là điểm đến thú vị với những ai muốn tìm hiểu về nét văn hoá đặc trưng của vùng Bắc Bộ xưa.

Đàm Vĩnh Hưng – một ca sỹ nổi tiếng và nhiều tai tiếng đang gây tranh cãi sau khi mắc thêm lỗi đeo huân chương rất phản cảm, gợi nhớ hình ảnh tôn vinh quân đội chế độ cũ trong một thời điểm nhạy cảm: dịp kỷ niệm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Không ít ý kiến cho rằng cần có hành động xử lý cứng rắn hơn, trước khi ca sỹ này có thể tiếp nối những trò lố gây hại khác không chỉ về văn hóa