Độc đáo nhà ga đường sắt Nhổn - ga Hà Nội
Đoạn trên cao của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đi vào hoạt động đã nhận được nhiều ý kiến tích cực của người dân. Điểm gây ấn tượng là tại mỗi nhà ga đều trang trí các bức tranh mô tả đặc trưng văn hóa, kiến trúc của khu vực xung quanh.
Các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội được thiết kế không chỉ để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, mà còn tạo điểm nhấn về mặt kiến trúc, cảnh quan.
Từ thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai ra thăm thủ đô Hà Nội, anh Trần Quang Hòa vô cùng ấn tượng với những bức tranh được đặt tại nhà ga của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội.
"Về bức tranh, để tìm hiểu sâu thì mình mới hiểu ý nghĩa của nó, nếu để chụp hình thì cũng là một điểm để khách từ phương xa tới chụp hình. Nó giúp tạo điểm nhấn về đường ga tàu. Ví dụ như tuyến trước màu đỏ, tuyến sau màu xanh, mình rất ấn tượng", anh Trần Quang Hòa chia sẻ.
8 nhà ga trên cao, mỗi nhà ga lại có một hình ảnh nêu bật bản sắc của từng khu vực. Tất cả các bức tranh này đều mang nét tương đồng về kiến trúc, nhưng họa tiết của mỗi ga lại có sự khác biệt riêng.
Bà Nguyễn Minh Hoan, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình chia sẻ: "Tôi thấy những bức tranh đặt ở nhà ga này rất đông khách đến check-in. Mọi người đến sẽ cảm nhận được những phong cảnh, nét độc đáo và có thêm hiểu biết về Hà Nội, để từ đó thêm yêu quý Thủ đô mình".
Anh Vũ Đức Dũng, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm cho hay: "Mình là một sinh viên của Đại học Công nghiệp, nên khi biểu tượng của trường xuất hiện ở ga Nhổn mình thấy rất vui và hào hứng".
Không chỉ trang trí cho không gian chờ tàu thêm đẹp và sinh động, các bức tranh ở mỗi nhà ga còn như những trang sách kể lại nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của thủ đô Hà Nội. Cũng bởi vậy mà những hình ảnh này luôn gây ấn tượng đẹp đối với du khách trong và ngoài nước.
Hà Nội những ngày này, nước lũ dâng cao nhiều nơi do lưu lượng nước trên thượng nguồn đổ xuống. Đến làng Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm những ngày mưa lũ, không khó để bắt gặp không khí khẩn trương ở các xưởng làm thuyền tôn.
Tại làng Thuỵ Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội), những chiếc sừng khi qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân Lê Thị Thuận, đều trở thành những món đồ tinh xảo, đẹp mắt.
Cơn bão số 3 ập đến, để lại những dư chấn, mất mát, đau thương nhưng cũng đọng lại những câu chuyện cảm động về sự đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần tương trợ lẫn nhau và cả sự bình tĩnh, kiên cường của người dân Hà Nội trong khó khăn, hoạn nạn.
Ở Hà Nội có một khu phố ẩm thực dành riêng cho sinh viên, thường được gọi bằng cái tên “Phố Bách Kinh Xây” (tên gọi tắt của 3 trường đại học là Bách Khoa, Kinh tế Quốc dân và Xây dựng). Đến đây, các sinh viên không chỉ gọi được những món ăn hợp khẩu vị, mà giá thành cũng rất phù hợp với túi tiền của những người trẻ.
Miến lươn vốn là đặc sản của Hà Nội được nhiều người ưa thích. Hà Nội bây giờ không thiếu những hàng miến lươn, nhưng những quán miến lươn chuẩn Hà Nội lúc nào cũng đông khách.
Đã hàng chục năm nay, những buổi biểu diễn tuồng, chèo, cải lương, hát xẩm.. tại khu vực phố cổ luôn thu hút đông đảo người xem, những buổi biểu diễn này dã gieo tình yêu nghệ thuật truyền thống vào lòng khán giả Thủ đô, tạo ấn tượng sâu sắc về văn hóa cho du khách trong và ngoài nước.
0