Độc đáo Tết cổ truyền các nước châu Á tại Hà Nội

Một không gian giao lưu văn hóa hữu nghị ấm áp và độc đáo, tái hiện lại các nghi lễ truyền thống chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ở khu vực châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Hà Nội và Đại sứ quán Lào đồng tổ chức. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và đại diện nhiều nước châu Á, các đoàn ngoại giao đã tham dự.

Trong không khí giao lưu thân mật, ấm áp tình hữu nghị, các đại biểu đã cùng thưởng thức các tiết mục nghệ thuật do các nghệ sĩ Việt Nam cùng cán bộ đại sứ quán các nước và lưu học sinh biểu diễn; trực tiếp tham gia các nghi lễ truyền thống vẫn thường được tổ chức vào dịp Tết của các nước châu Á như: lễ tắm tượng Phật, té nước cầu may, Lễ hội Holi - ném bột màu của Ấn Độ hay lễ buộc chỉ cổ tay -  phong tục, tập quán tâm linh của người dân Lào với những ý nghĩa đem lại sự bình an, may mắn cho người được buộc chỉ.

"Đối với đất nước Lào chúng tôi, Bunpimay 2024 là Lễ hội có ý nghĩa hết sức trọng đại. Trong dịp Tết cổ truyền hay các sự kiện quan trọng, chúng tôi đều tổ chức lễ buộc chỉ cổ tay để cầu mong may mắn, tốt đẹp. Sự kiện hôm nay không chỉ động viên các cán bộ đại sứ quán đón Tết xa quê hương mà còn giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về phong tục này của Lào"

Bà Khamphao Ernthavanh, Đại sứ Lào tại Việt Nam

"Đây là lần đầu tiên tôi tham gia sự kiện này tại Hà Nội. Tôi rất vui vì Tết Cổ truyền là dịp rất quan trọng đối với các quốc gia như Myanmar chúng tôi hay Lào, Thái Lan, Campuchia,... và một số quốc gia châu Á khác. Tôi thấy mọi người đều rất tận hưởng chương trình giao lưu hôm nay và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất, nhiều sức khỏe, vui vẻ và bình an trong năm mới. Tôi rất cảm ơn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội và Đại sứ quán các nước đã phối hợp tổ chức sự kiện này."

Ông Soe Ko Ko, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Myanmar

Tết cổ truyền của một số nước Châu Á thường được tổ chức vào tháng 4 hàng năm. Ở mỗi nước lại có một tên gọi khác nhau, như ở Lào, người ta vẫn gọi là Tết “Bunpimay”, Campuchia gọi là Tết “Chol Chnam Thmey”, Thái Lan gọi là “Songkran”, còn lại Myanmar gọi là Tết “Thing Yan” .

Với những nghi lễ, tiết mục mang đậm màu sắc văn hoá cổ truyền của mỗi nước, ngay tại Hà Nội, bạn bè Châu Á đã được sống trong không khí của ngày Tết cổ truyền quê hương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.

Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, đã được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân yêu nghệ thuật chính thức giới thiệu với công chúng.