Đổi mới trong sinh hoạt chi bộ nhờ Đề án 11
Tuy nhiên, qua thực tế đánh giá từ các quận, huyện, việc sinh hoạt chi bộ một số nơi chưa được như mong muốn, vẫn còn tỷ lệ đảng viên vắng mặt. Nội dung sinh hoạt chưa được quan tâm đúng mức, nặng về phổ biến, chưa thực sự cuốn hút được đảng viên. Thậm chí, nhiều khu dân cư còn không có nhà sinh hoạt cộng đồng, khi tổ chức sinh hoạt chi bộ phải đi mượn địa điểm.
Đơn cử như ở Tổ Dân phố số 8, phường Quan Hoa quận Cầu Giấy hiện không có nhà văn hoá, không có hội trường, không có điểm sinh hoạt cố định. Vì vậy, hơn 20 năm qua, mỗi khi họp tổ dân phố, hay sinh hoạt chi bộ đều phải tìm, mượn địa điểm để họp.
Ông Lê Quang Thiềm, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 8, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy cho biết, hiện nay, vào mỗi kỳ sinh hoạt, Chi bộ thường phải mượn phòng họp của một tòa chung cư gần đó. Điều này gây khó khăn trong việc triển khai các nghị quyết của cấp trên cũng như các kế hoạch trong tổ dân phố.
Tại Chi bộ Tổ dân phố số 5, phường La Khê, quận Hà Đông hiện có 85 đảng viên. Với đặc thù có nhiều đảng viên trẻ đang ông tác tại các cơ quan, doanh nghiệp không có tổ chức Đảng, bởi vậy, để tạo điều kiện cho các đảng viên dự sinh hoạt, Chi bộ phải tổ chức sinh hoạt định kỳ vào buổi tối. Tuy nhiên, cũng hiếm khi có đủ các đảng viên dự sinh hoạt.
Khắc phục khó khăn, thực hiện Đề án số 11 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, nhiều cấp uỷ chi bộ đã có những đổi mới trong sinh hoạt, như buổi sinh hoạt chuyên đề của Chi bộ 7, Đảng bộ phường Mai Động, quận Hoàng Mai, không khí trao đổi giữa các đảng viên rất sôi nổi. Từ các ý kiến của cơ sở, Đảng ủy phường đã ra nghị quyết, tiếp tục thực hành công tác chữa cháy cho các tổ dân phố, xây dựng nhóm liên kết giúp nhau phòng cháy, thoát nạn.
Lựa chọn nội dung sinh hoạt phù hợp với từng địa bàn dân cư, tổ dân phố là nhiệm vụ quan trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng.
Ông Nguyễn Xuân Chinh, Bí thư Đảng uỷ phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai cho biết: "Đề án 11 thực sự rất hữu ích đối với cơ sở, đặc biệt là đối với các đảng bộ lớn như Đảng bộ phường Hoàng Liệt. Đề án 11 đã thực sự làm thay đổi cách sinh hoạt cũng như suy nghĩ của từng đảng viên".
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đề án số 11 của Ban Thường vụ Thành uỷ đã và đang đáp ứng được yêu cầu đó.
Ông Vũ Đức Bảo, Trưởng Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội cho biết, từ Đề án 11, các cấp ủy, theo điều kiện cụ thể của mình sẽ tự đánh giá được và từ đó điều chỉnh nội dung sinh hoạt tránh hình thức, đi vào những vấn đề trọng tâm trọng điểm, đặc biệt là những khâu khó, khâu yếu cần sự lãnh đạo của Chi bộ, cần vai trò lãnh đạo và thực hiện của đảng viên.
Chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố rất quan trọng, quyết định kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Do vậy, việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Sáng nay, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố năm 2024.
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".
Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.
Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.
Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.
0