Đối phó với bệnh dại
Nguy cơ gia tăng bệnh dại
Những có số không hề nhỏ cũng đủ để chúng ta thấy nguy cơ từ bệnh dại do chó mèo gây ra luôn tiềm ẩn. Và nó sẽ bùng phát nếu không có sự kiểm soát. Mới chỉ ba tháng đầu năm, nhưng bệnh dại trên cả nước đã tăng cả về số ca mắc, số ổ dịch và kéo theo đó là các trường hợp tử vong ở người tăng cao so với cùng kì.
Với gần 426.000 con chó, mèo ghi nhận trên địa bàn Thành phố và tình hình bệnh dại gia tăng, được cảnh báo ngay từ những tháng đầu năm đang khiến tất cả chúng ta lo lắng. Vậy có biện pháp nào để quản lý, kiểm soát tình trạng chó thả rông?
Dù đã có tới 27 ca tử vong vì bệnh dại trên người, trong đó, riêng Hà Nội cũng đã có hai trường hợp mắc bệnh dại trên vật nuôi, nhưng hiện nay, nhiều chủ chó vẫn chưa chấp hành các quy định về quản lý vật nuôi khi đưa ra nơi công cộng. Tại nhiều ngõ phố, công viên, tình trạng chó thả rông, không rọ mõm, cũng chẳng có chủ đi cùng vẫn thường xuyên diễn ra khiến nhiều người lo lắng.
Ông Doãn Xuân Tích, phường Phương Liên, quận Đống Đa chia sẻ: "Nó cắn người thì cực kì nguy hiểm. Bản thân tôi 10 năm trước cũng từng bị chó cắn. Phải đi tiêm mất mấy triệu bạc lại ảnh hưởng tới tinh thần".
Nỗi niềm này không chỉ của riêng ông Tích bởi bệnh dại đang gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo. Nếu chó không may mắc dại từ các nguồn không xác định, lại không được quản lý tốt, không rọ mõm, có thể khiến lây lan bệnh, thậm chí, gây bệnh dại cho người.
Hay ông Vũ Minh Lợi, phường Nam Đồng, quận Đống Đa cho hay: "Có những con thả rông, có con chủ theo nhưng không xích không rọ mõm nên rất nguy hiểm cho người khác. Làm sao biết con nào dại con nào không.
Lo lắng này là hoàn toàn chính đáng. Do vậy, trước khi có sự can thiệp triển khai các biện pháp phóng dại từ cơ quan quản lý, mỗi người dân trước hết cần chấp hành nghiêm việc quản lý vật nuôi để góp phần ngăn ngừa bệnh dại gia tăng.
Đối phó và kiểm soát bệnh dại
Theo thống kê, Việt Nam không phải là nước có tỷ lệ số lượng chó, mèo trên đầu người cao. Hơn 4 triệu con/80 triệu dân, tương đương 20 người thì có một người nuôi thú cưng là chó hoặc mèo. Còn ở Trung Quốc tỷ lệ này tương đương 10 người thì có một thú cưng. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang đứng đầu thế giới về số người chết vì bệnh dại.
Điều đó cho thấy, số lượng thú cưng không quyết định số lượng người mắc bệnh dại. Mà là cách thức quản lý và quan trọng nhất là ý thức, trách nhiệm của những người nuôi thú cưng, trong việc tuân thủ các quy định, chế tài của chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước.
Chủ của vật nuôi chó, mèo cần tuân thủ các quy định về tiêm phòng dại cho vật nuôi đúng hạn, khi đưa vật nuôi ra bên ngoài, cần có các biện pháp ngăn ngừa sự nguy hại cho những người xung quanh. Như bắt buộc chó mèo phải có dây dắt hoặc đeo rọ mõm. Bên cạnh đó, còn cần có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Do đó, rất cần sự quản lý chặt chẽ đồng thời có các chế tài xử phạt để các quy định phải được các chủ nuôi chó mèo, nghiêm chỉnh chấp hành.
Bên cạnh việc nêu cao trách nhiệm của người dân trong quản lý vật nuôi, về công tác quản lý nhà nước, thời gian qua, để ngăn ngừa nguy cơ từ bệnh dại, thành phố Hà Nội đã chủ động trong việc nắm bắt thông tin, triển khai các kế hoạch quản lý, kiểm soát bệnh dại.
Chi cục Thủy sản, Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan để sớm triển khai kế hoạch tiêm phòng dại cho tổng đàn chó mèo trên toàn Thành phố.
Ông Ngô Đình Loát, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội cho biết: "Phải nói là Hà Nội còn đi sớm hơn cả Trung ương. Ngay khi thấy dấu hiệu bệnh dại gia tăng trên toàn quốc, Sở đã có báo cáo, đề xuất Thành phố ban hành văn bản, hướng dẫn các quận huyện tăng cường công tác giám sát đàn vật nuôi, tăng cường công tác phóng chống bệnh dại".
Theo kế hoạch, ngay đầu tháng 4/2024, 30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô sẽ tiến hành tiêm phòng cho tổng đàn chó mèo trên địa bàn. Hiện, các địa phương đã hoàn thiện rà soát, tổ chức các dây tiêm, tập huấn tiêm phòng.
Người dân ủng hộ dự thảo quy định nuôi chó mèo
Ở TP. HCM, cũng trong nỗ lực lập lại trật tự trong việc nuôi chó mèo, Thành phố đã có dự thảo và đang lấy kiến của người dân. Theo đó, nuôi thú cưng phải có đăng ký với cơ quan chức năng, tiêm phòng dại bắt buộc, khuyến khích gắn chip để quản lý và đối xử nhân đạo với vật nuôi là những nội dung có tại đề xuất quy định tạm thời về quản lý nuôi chó, mèo trên địa bàn TP. HCM. Dự thảo quy định này đang được nhân dân trong đó có cộng đồng những người nuôi thú cưng tại thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ và cho rằng cần sớm được ban hành. Theo thống kê, TP. HCM có hơn 183 nghìn chó, mèo được nuôi tại hơn 100.000 hộ gia đình.
Anh Bảo Long, sinh sống ở quận 7 thành phố Hồ Chí Minh; dẫn người bạn 4 chân của mình đi gắn Micro chip để chuẩn bị sẵn sàng cho việc đăng ký kê khai hoạt động nuôi chó mèo với cơ quan quản lý. Anh cũng mua thêm cả rọ mõm cho chú cho với tên gọi là Bánh Bao đeo thử, để cho nó tập làm quen dần. Anh Long và Bánh Bao đã gắn bó với nhau được gần 5 năm.
Anh Nguyễn Hoàng Bảo Long chia sẻ: "Em coi nó như người bạn của em, mình đi làm cả ngày về thấy nó mừng mình thấy rất thoải mái. Mình nuôi chó lớn, nó ở nhà có thể nó hiền, nhưng ra ngoài đường có thể nó bị sợ, căng thẳng bộc phát nó cắn người ở nơi công cộng. Có nhiều trường hợp trên mạng em coi chó lớn nó hay cắn em bé, mình phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho người xung quanh mình trước".
Từ khi có thông tin tuyên truyền liên quan đến nuôi chó phải rọ mõm, ý thức người dân bắt đầu tăng lên, mua rọ mõm rất nhiều. Ban đầu đeo rộng rộng chút, sau đó thì cho quen dần.
Thời gian gần đây, nhiều người yêu thú cưng cũng đang bắt đầu quan tâm hơn và tìm hiểu về việc gắn micro chip cho thú cưng.
Bác sĩ thú y Phùng Hữu Thắng, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Micro chip là một thiết bị điện tử gắn vào cơ thể để mình biết thông tin thú cưng và chủ nuôi trên đó khi mà mình đăng ký với UBND phường. Việc cấy micro chip thực ra rất đơn giản, không gây phản ứng phụ và kích ứng, rất an toàn. Giá thành giao động từ 300-400 nghìn đồng. Khi cấy vào sẽ sử dụng được suốt đời".
Ngoài quy định đeo rọ mõm và khuyến khích gắn chip để quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh còn đề xuất hạn chế nuôi các giống chó to, bản tính hung dữ. Chó, mèo phải được tiêm phòng dại bắt buộc; chủ vật nuôi phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh và vệ sinh nơi công cộng. Các biện pháp nhằm đảm bảo tiếng ồn cũng được đề xuất. Ngoài ra, còn có vấn đề về điều kiện để được phép nuôi và việc đối xử nhân đạo khi nuôi chó, mèo. Tất cả những điều này, đều được cộng đồng nhiệt tình ủng hộ.
Từ đầu tháng 10 đến nay, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, xử lý trên 7.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thuộc nhóm tuổi học sinh,trong đó hơn 6.600 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.
Nhiểu biển báo giao thông trên đường nối Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đến khu du lịch Tam Chúc – Khả Phong (Hà Nam) đã bị hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Chiều nay, 4/11, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/11 tại Hà Nội.
Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bộ Công an vừa công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, trong đó mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.
Số liệu vừa được Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra cho thấy, tính đến tháng 9, cả nước có trên 77 triệu xe máy đăng ký, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy lên tới 770 xe/1000 dân, thuộc hàng cao nhất thế giới.
0