'Đời sống mới' của tranh dân gian

Đã từng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong nhiều thế kỷ, tranh dân gian Việt Nam vì nhiều nguyên nhân, giờ chỉ còn là miền ký ức xa thẳm với nhiều người trong đời sống đương đại. Tiếc nhớ những vàng son một thuở, đã có những người trẻ đầy sáng tạo, tìm cách ứng dụng tranh dân gian vào trong đời sống hiện đại.

Nhiều sản phẩm lấy cảm hứng từ tranh dân gian của Tired City được nhiều bạn trẻ ưa chuộng thời gian qua. Loạt tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống và cả một số tác phẩm tranh dân gian khác cũng đã được "kể lại" theo cách nhìn đương đại.

Nhiều sản phẩm lấy cảm hứng từ tranh dân gian của Tired City được nhiều bạn trẻ ưa chuộng thời gian qua.

Em Trần Anh Duy – Hà Nội chia sẻ: "Khi em mặc chiếc áo có hình vẽ tranh dân gian Hàng Trống trên người, em cảm thấy rất tự hào, đường nét vẽ rất có hồn và còn tôn lên sự mạnh mẽ của tổng thể chiếc áo. Em nghĩ em sẽ diện chiếc áo này để đi chơi Tết năm nay".

Làm cho giá trị của tranh dân gian tái sinh trong đời sống hiện đại, dễ tiếp cận hơn cũng là cách mà nhà thiết kế Ngọc Hân sáng tạo họa tiết trên tà áo dài. Nhờ kỹ thuật in 3D, dập nhăn cùng các tông màu rực rỡ từ tranh Kim Hoàng, mỗi thiết kế đều giúp người mặc trở nên duyên dáng và nổi bật.

Nhà thiết kế Ngọc Hân sáng tạo họa tiết trên tà áo dài.

Không chỉ gói ghém, truyền tải hồn cốt của tranh dân gian, những sáng tạo mới tranh Hàng Trống từ họa kim sa còn tạo ra những mảng màu đối lập và bắt sáng, khiến họa tiết dân gian trở nên sang trọng và mới mẻ hơn.

Với sự sáng tạo, lòng tự hào với truyền thống của các bạn trẻ, màu dân tộc sẽ không chỉ còn “sáng bừng trên giấy điệp” mà còn sáng bừng trên các sản phẩm ứng dụng từ thời trang đến trang trí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Để khơi dậy tình yêu với sách, lan tỏa văn hóa đọc, nhiều tổ chức, cá nhân đang nỗ lực xây dựng những tủ sách, thư viện cộng đồng ngay tại các khu dân cư, tổ dân phố. Hoạt động này đang dần trở thành phong trào, thu hút đông đảo người dân tham gia, bởi đó không chỉ là nơi giao lưu của những người yêu sách mà còn giúp cộng đồng thêm gắn kết.

UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09 ngày 22/2/2022 của Thành ủy về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Với sự phát triển của công nghệ số và các thiết bị điện tử, văn hóa đọc đang dần bị mai một. Tuy nhiên, vẫn có những mô hình giúp lan tỏa văn hóa đọc tới thanh thiếu niên. Góc đọc cuối tuần của NXB Kim Đồng là một trong số đó.

Một không gian giao lưu văn hóa hữu nghị ấm áp và độc đáo, tái hiện lại các nghi lễ truyền thống chúc mừng Tết cổ truyền một số nước ở khu vực châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Hà Nội và Đại sứ quán Lào đồng tổ chức. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và đại diện nhiều nước châu Á, các đoàn ngoại giao đã tham dự.

Triển lãm có chủ đề "Đường lên Điện Biên", giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật nhiều chất liệu khác nhau như sơn mài, sơn dầu, điêu khắc… được 34 hoạ sĩ sáng tác trong và sau thời gian diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ.

“Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới” là chủ đề của triển lãm ảnh được tổ chức tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận trong dịp nghỉ lễ này.