Dời trụ sở không hợp quy hoạch khỏi nội đô Hà Nội
Thẩm quyền quyết định việc di dời các cơ sở, trụ sở được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục, biện pháp và lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trụ sở các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức trung ương;
b) Hội đồng nhân dân thành phố quyết định danh mục, biện pháp và lộ trình di dời các cơ sở, trụ sở không thuộc quy định tại điểm a khoản này. UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch.
Quỹ đất sau khi thực hiện việc di dời được bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội quản lý, sử dụng theo quy định sau đây:
a) Tại khu vực nội đô lịch sử được xây dựng không gian công cộng, tăng tỷ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, phát triển du lịch, không bố trí chức năng ở, lưu trú;
b) Tại khu vực khác ở đô thị trung tâm được ưu tiên xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội, bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo phân loại đô thị.


Sổ đỏ đã cấp trước thời điểm thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính vẫn có giá trị sử dụng, người dân không cần thực hiện đổi.
Chung cư cũ cấp độ D tại số 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa, Hà Nội) sắp được cải tạo, xây mới vào quý II/2025, sau nhiều năm xuống cấp nghiêm trọng.
Với những người dân mua được nhà ở xã hội, niềm vui ấy vẫn vẹn nguyên dù họ đã sinh sống qua nhiều năm trong ngôi nhà của mình.
Các huyện Mỹ Đức, Mê Linh, Sóc Sơn, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây sẽ đấu giá 282 lô đất, giá khởi điểm từ 3,5 triệu đồng/m2 vào cuối tháng 3 và tháng 4 năm 2025.
Các nhà đầu tư cần cẩn trọng trước những cơn "sốt đất" theo tin đồn, bởi tình trạng này thường chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ nhà đầu cơ.
Huyện Mê Linh (Hà Nội) đã thu về hơn 250 tỷ đồng từ việc đấu giá 33 thửa đất trong hai phiên đấu giá gần đây.
0