Đổi vũ khí lấy bình chữa cháy

Công an quận Cầu Giấy vừa tổ chức hội nghị sơ kết mô hình “Con đường màu xanh”, đồng thời triển khai tuyên truyền Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ với điểm nhấn là hoạt động đổi vũ khí lấy bình chữa cháy tại phường Yên Hòa.

Qua 6 tháng thực hiện, để triển khai mô hình “Con đường màu xanh”, Công an phường Yên Hòa đã huy động hơn 4.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, tình nguyện viên tham gia và mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Tình trạng ùn tắc kéo dài tại các điểm nóng đã giảm đáng kể, số vụ tai nạn giao thông cũng được hạn chế, đảm bảo an toàn cho mọi lứa tuổi khi tham gia giao thông.

Đặc biệt, mô hình này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ người dân, góp phần xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa chính quyền và nhân dân. Thời gian tới, Công an phường Yên Hòa sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả của mô hình “Con đường màu xanh”.

Tại hội nghị, Công an quận Cầu Giấy đã lồng ghép tuyên truyền Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, phòng ngừa đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và triển khai chương trình đổi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ lấy bình cứu hỏa, tặng bình cứu hỏa cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn phường. Yên Hòa là phường có nhiều nhà trọ, khu đông dân cư, nhà ở kết hợp kinh doanh sản xuất… do vậy, tiềm ẩn nguy cơ liên quan đến phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Việc vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ không chỉ nhằm làm giảm, hạn chế tối đa các vụ phạm pháp hình sự nảy sinh từ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân mà còn giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, từ đó giúp người dân luôn cảnh giác, phòng ngừa và sẵn sàng xử lý trong mọi tình huống cháy, nổ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong chiều dài lịch sử của Thủ đô, lực lượng Công an nhân dân nói chung và Công an Hà Nội nói riêng vinh dự, tự hào đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Hơn 100 năm kể từ khi cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, hôm nay, Thủ đô Hà Nội đã có rất nhiều những cây cầu đẹp và hiện đại. Mỗi công trình vượt sông Hồng kể một câu chuyện riêng...

Trong chiến lược phát triển, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ thực hiện chuyển đổi số, xây dựng đô thị xanh, thành phố thông minh, phấn đấu thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Chiều 10/10, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Hoàng Mai.

Ngày 10/10, một ngày đặc biệt, mọi người xuống phố để ngắm Hà Nội rực rỡ cờ hoa, nhưng quan trọng hơn, là để cảm nhận một mùa thu hoà bình, mùa thu còn đọng dư âm chiến thắng của 70 năm về trước.

Từ thành phố bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới: vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa và phát triển.