Dọn lũ chờ trăng

Bão đã qua, mưa đã dứt, nắng đã lên, trời đã quang và lũ đã rút dần. Người dân Thủ đô bắt tay cùng dẹp bão, dọn lũ và đón một mùa Trung Thu đang đến rất gần.

Lũ rút dần, người dân trở về nhà dọn lũ

Nước lũ lúc này đã rút hẳn, người dân tại các khu phố ven đê sông Hồng và một số nơi khác đang tất bật dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống sau những ngày bão lũ. Sau chuỗi ngày hàng loạt đồ đạc bị ngâm trong nước lũ, việc tổng vệ sinh mất khá nhiều thời gian.

Người dân trở về nhà dọn dẹp sau lũ.

Bão lũ đi qua, để lại những thiệt hại nặng nề. Những nhà nước ngập tới hơn 1m giờ đầy bùn đất ngổn ngang cùng rác thải. Tuy người dân đã chuẩn bị sẵn tinh thần nước rút đến đâu dọn nhà đến đó, nhưng để vệ sinh nhà cửa, đánh sạch đất cát bám trên đồ đạc sẽ mất rất nhiều thời gian.

Có rất nhiều việc người dân cần phải làm để có thể trở về nhà. Trong quá trình dọn dẹp bùn đất, rác thải, vệ sinh khu vực, có rất nhiều người bạn quốc tế cùng chung tay góp sức, mỗi người một việc, chia sẻ với người dân Việt Nam. Khác nhau ngôn ngữ, nhưng cùng chung một tấm lòng tương thân tương ái.

Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường toàn thành phố

Để đảm bảo ổn định đời sống người dân, chính quyền Hà Nội đã tổ chức phát động ra quân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3. Người dân ở mọi lứa tuổi cùng tham gia dọn dẹp, thu gom cây gãy, đổ; phân loại rác thải, phun khử trùng phòng chống dịch bệnh.

Chính quyền cùng nhân dân chung tay dọn dẹp sau cơn bão.

Trong ngày 14 và 15/9, chính quyền và nhân dân các quận, huyện của Hà Nội tiếp tục tăng cường lực lượng dọn dẹp vệ sinh môi trường, xử lý cây đổ, đảm bảo an toàn giao thông, cảnh quan môi trường đô thị.

Do khối lượng cây gãy đổ cần phải dọn dẹp và dựng lại nhiều, trong khi lực lượng có hạn, vì vậy, các chuyên gia hiến kế người dân cũng có thể chung tay cùng các cơ quan chuyên môn chủ động cứu cây xanh.

Theo các chuyên gia, người dân có thể tham gia dựng lại ngay những cây mới chỉ bị nghiêng, chưa bật gốc. Còn với các cây đã bị bật gốc, quan trọng nhất lúc này là phải bảo vệ được bộ rễ, giữ độ ẩm cho cây.

Về việc trồng mới, tại cuộc kiểm tra và làm việc với lãnh đạo thành phố mới đây, Sở Xây dựng đề xuất phân cấp cho các quận huyện sớm tổ chức đấu thầu, không tập trung một đầu mối thì mới có thể nhanh chóng phủ xanh các tuyến phố.

Chính quyền Hà Nội nỗ lực dọn dẹp cây xanh gãy, đổ.

Toàn thành phố đang dồn lực dọn dẹp cây xanh gãy đổ và tổng vệ sinh môi trường. Các quận trung tâm phấn đấu trong ngày 15/9 sẽ cơ bản dọn dẹp xong. Riêng việc dựng và trồng lại khoảng 3.100 cây gãy đổ, các đơn vị đang phấn đấu đến 20/9 hoàn thành theo yêu cầu của thành phố. Đến 30/9, Sở Xây dựng sẽ cùng các quận, huyện rà soát những vị trí có thể trồng mới, bổ sung cây xanh, đảm bảo mỹ quan và cảnh quan đô thị.

Không quên Trung thu, chuẩn bị đón trăng

Mùa Trung thu năm nay trùng vào thời điểm Hà Nội và nhiều tỉnh thành miền Bắc vừa trải qua cơn bão Yagi khốc liệt, phải chịu những thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra. Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành miền Bắc nói chung đang dốc sức khắc phục hậu quả, dần trở lại với nhịp sống bình thường.

Con phố Hàng Mã, nơi trẻ em Hà Nội thích thú đến chơi mỗi dịp Trung thu về, cách đây ít ngày cũng bề bộn cây cối bị gãy đổ, nhưng chính quyền địa phương đã dọn dẹp kịp thời. Các hàng quán bày bán đồ Trung thu đã được dựng lên, mang lại một không gian Trung thu quen thuộc cho người dân Thủ đô.

Chính quyền phường Nhật Tận tặng quà các cháu thiếu nhi.

20h tối, tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, nhiều gia đình ven sông vẫn đang tiếp tục với công việc tát nước ngập từ vườn đào ra. Toàn phường có khoảng 20.000 cây đào bị ảnh hưởng bởi bão lũ vừa qua. Những cành đào khô héo nhắc nhở về sự khắc nghiệt của thiên tai. Người dân đang cố gắng tìm cách cứu vãn.

Trong các khu dân cư, các hộ gia đình đã dần ổn định lại cuộc sống. Sau 3 ngày di dời ra nhà văn hóa để tránh nước lũ dâng cao, gia đình chị Lê Thị Quý đã trở về nhà. Mọi hoạt động đã dần trở lại quỹ đạo vốn có. Căn nhà đã sáng đèn, ấm áp trở lại. Chị Quý chia sẻ cảm thấy rất vui mừng vì sau 3 ngày đã có thể được trở về nhà, được chuẩn bị đồ chơi Trung thu cho các con và được quây quần bên gia đình.

Gia đình ông Ngọc Hải quây quần bên mâm cơm.

Không khí tại gia đình ông Ngọc Hải có phần sôi động hơi, tiếng vui cười của con cháu hòa trong tiếng trống múa lân rộn rã. Cả gia đình đã quây quần với đông đủ thành viên bên mâm cơm. Mọi khó khăn, gió mưa bên ngoài như dừng lại sau cửa nhà.

Trong khó khăn, người dân Việt Nam luôn đùm bọc, sẻ chia và tinh thần lạc quan chính là năng lượng vượt qua gian khó. Mùa Trung thu năm nay có thể đơn giản, tiết kiệm hơn nhưng vẫn đong đầy hạnh phúc, tràn ngập những điều ý nghĩa, nhân văn.

Người vùng lũ không trăng thu…

Ở một số tỉnh thành phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Phú Thọ... cơn bão Yagi đi qua đã để lại thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản. Năm nay sẽ là một Trung thu buồn khi nhiều em nhỏ đã không còn may mắn được đón Trung thu nữa.

Người dân đón Trung thu trong nước lũ.

Trong bức thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi tới các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2024 có đoạn rất xúc động: "Trung thu năm nay không được trọn vẹn bởi thiên tai đã gây ra những hậu quả nặng nề đối với nhiều gia đình, thôn xóm, bản làng, phường xã. Nhiều cháu thiếu nhi không may bị cướp đi sinh mạng, nhiều cháu mất người thân, mất nhà cửa, sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bác xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới thân nhân, gia quyến các cháu là nạn nhân của bão lũ và hy vọng tất cả chúng ta hãy dũng cảm vượt qua đau thương, mất mát này".

Có thể chúng ta chưa được trở về nhà, hay đang phải chật vật trong căn nhà nước chưa rút hết, thì việc ta được quây quần bên nhau với đầy đủ các thành viên trong gia đình, đó đã là một niềm vui, niềm hạnh phúc lớn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.

Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.

Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.

Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.

Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh các khí tài quân sự lớn, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, công chúng còn được chiêm ngưỡng những thiết bị quốc phòng công nghệ cao do Tập đoàn Viettel sản xuất. Đặc biệt, nhiều sản phẩm lần đầu tiên được công bố đã thu hút sự chú ý và khiến người dân vô cùng thích thú.