Đồng bộ giải pháp giảm phát thải giao thông đường bộ
Một mâu thuẫn nảy sinh trong sự tăng trưởng số lượng phương tiện cá nhân là vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải độc hại từ động cơ xe ô tô, xe máy thải ra.
Nguồn ô nhiễm này trở thành mối đe dọa chính cho cuộc sống của con người, đặc biệt là ở các thành phố có mật độ xe cơ giới cao như Hà Nội hay TP.HCM.
Chính vì vậy, việc chuyển đổi các dòng phương tiện giao thông xanh, thân thiện với môi trường là một trong những giải pháp căn cơ, hiệu quả và mang ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.
Chính phủ rất quyết tâm với vấn đề chuyển đổi xanh trong giao thông vận tải. Theo bà Nguyễn Thị Phương Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ GTVT: “Chính phủ cần sớm có công bố về lộ trình dừng sản xuất và dừng lưu hành phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sớm cung cấp cho người dân những hiệu quả, những lợi ích thực sự của các phương tiện thuần điện. Để từ đó, người dân có những quyết định sáng suốt nhất trong việc lựa chọn phương tiện nào sử dụng trong tương lai”.
Hà Nội có khoảng 1,1 triệu ô tô, hơn 6,6 triệu xe máy. Con số này tăng khoảng 10% mỗi năm. Ô nhiễm trong giao thông vận tải chiếm khoảng 70% trong đô thị.
Thành phố dự kiến chi hàng chục nghìn tỷ đồng từ nay đến năm 2030 để thay thế, đầu tư mới xe bus sử dụng điện, năng lượng xanh với ba kịch bản: kịch bản một là 100% xe buýt điện; kịch bản hai, đến năm 2026-2030 sẽ có 70% xe buýt điện, 30% xe buýt LNG/CNG; kịch bản ba, sẽ có 50% xe buýt điện, 50% xe buýt LNG/CNG.
Việt Nam đã có cam kết chuyển đổi xanh, mục tiêu Zero Carbon vào năm 2050. Nếu không có sự chuyển dịch mạnh mẽ thì Việt Nam khó hoàn thành cam kết, sẽ rơi vào thế tụt hậu và đứng bên lề cuộc đua tranh phát triển.
Theo Quyết định số 876 ngày 22/7/2022 về Chương trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải, đến năm 2040, Việt Nam sẽ từng bước hạn chế và tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Đồng thời, hoàn thiện hạ tầng sạc điện để cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc.
Hệ thống giao thông công cộng tiện lợi và bảo vệ môi trường sẽ là nền tảng để nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông và thúc đẩy chuyển dịch từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.
Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã phải bổ sung ngân sách khoảng 830 tỷ đồng do tiền đền bù, giải phóng mặt bằng tăng theo khung giá đất vừa được ban hành, nhưng TP.HCM vẫn quyết tâm để dự án sớm về đích, nhanh chóng đưa vào sử dụng, chống lãng phí.
Sáng 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện.
Sáng 22/11, Hội LHPN thành phố đã phát động “Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, diễn đàn phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ".
Cục Viễn thông,Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hạn chót là ngày 15/10/2024, các nhà mạng còn 225.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Đến ngày 16/10/2024, những thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G đã bị khóa hai chiều.
Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia".
Hiện nay người dân có thể ngồi ở nhà để đánh giá chất lượng phục vụ của cán bộ thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM.
0